Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/06/2012 - 06:48
(Thanh tra) - Thời gian qua, lợi dụng thủy lợi Ia Mláh, Krông Pa, Gia Lai tích nước lòng hồ, cơ quan tuần tra, kiểm soát đi lại khó khăn, dân địa phương đã liên tục chặt phá các cánh rừng phòng hộ đầu nguồn công trình để trồng mì và các loại cây ngắn ngày. Còn tại Đắk Lắk, dân nhập cư, kể cả các doanh nghiệp được giao rừng cũng góp phần để mất rừng không thương tiếc. Tình trạng này đang hồi báo động.
Gốc một cây gỗ Hương vừa bị lâm tặc đốn hạ ở rừng Yok Đôn
Mất rừng vì…
Theo thông tin ghi nhận, các đối tượng lâm tặc trong vùng còn vào rừng đầu nguồn triệt hạ những cây gỗ lớn, chờ đêm xuống thả gỗ lên bè cho trôi trên vùng lòng hồ Thủy lợi Ia Mlá, tránh sự theo dõi của lực lượng kiểm lâm.
Đáng chú ý là tại các tiểu khu 1395, 1396 thuộc lâm phần rừng sản xuất do xã Chư Drăng, huyện Krông Pa quản lý, địa phận giáp ranh với huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, trong những ngày qua, hàng chục hộ dân người dân tộc thiểu số một số tỉnh phía Bắc và tỉnh Đắk Lắk đã “nhảy dù” vào đây, xâm canh phát gần 20 ha rừng sản xuất để làm rẫy.
Mới đây, Đoàn Kiểm tra liên ngành của huyện Krông Pa đã phát hiện nhiều súc gỗ hương (gỗ nhóm 1) mới bị khai thác trái phép giấu trong bìa rừng.
Ngoài ra, Đoàn Kiểm tra của huyện cũng đã phát hiện và thu giữ 4 khẩu súng kíp từ những người di cư tự do, cư trú bất hợp pháp nói trên. Sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện đã lập đoàn công tác đặc biệt, vào tận nơi để kiểm tra, triệu tập đại diện các hộ để lập danh sách thống kê nhân - hộ khẩu; đồng thời tổ chức nhóm họp, tuyên truyền công tác cam kết quản lý bảo vệ rừng, cam kết bảo vệ an ninh trật tự và vận động các hộ tự giác rời bỏ khu vực tự xâm lấn, trở về định canh định cư nơi ở cũ.
Tuy nhiên, các hộ dân tộc H'mông đã không chịu ký vào biên bản làm việc. Trước tình hình này, UBND huyện Krông Pa vừa gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Gia Lai “xem xét, làm việc cụ thể với UBND tỉnh Đắk Lắk và UBND tỉnh Sơn La để có biện pháp phối hợp cưỡng chế các hộ dân tộc H'mông ra khỏi khu vực rừng. Còn đối với các hộ dân tộc Ê Đê và dân tộc Tày xâm canh, cần cam kết có biện pháp quản lý về nhân - hộ khẩu và không phát triển rừng ngoài diện tích đang sản xuất lúa nước.
Sẽ xử lý doanh nghiệp để mất rừng
Trong khi đó, Đắk Lắk: Chưa có giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý bảo vệ rừng, cũng là thông tin ghi nhận được trong những ngày qua.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Y Dhăm Ênuôl: Do vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý bảo vệ rừng, số vụ vi phạm tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, đã xảy ra gần 600 vụ vi phạm tài nguyên rừng, trong đó, lực lượng chức năng đã tịch thu gần 1.128,20m3 gỗ, 71 kg động vật rừng và hàng trăm ô tô, máy kéo, xe máy các loại... Huyện Ea Súp, Ea HLeo, Buôn Đôn, Cư MGar là những địa phương có số vụ vi phạm tài nguyên rừng nhiều nhất.
Thông tin từ ông Y Dhăm Ênuôl cũng cho biết thêm, mặc dù hai năm trở lại đây, tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, triển khai các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn phá rừng, chống người thi hành công vụ. Hàng tuần, hàng tháng tỉnh đều tổ chức họp, ra quân truy quét lâm tặc, tăng cường thêm lực lượng kiểm lâm địa bàn, kiểm tra các xưởng chế biến gỗ... nhưng số vụ vi phạm tài nguyên rừng vẫn ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, do các Công ty lâm nghiệp, các địa phương, các doanh nghiệp thuê đất trồng rừng, trồng cao su buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng khiến tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, thu hẹp.
Chỉ mới qua kiểm tra 9 doanh nghiệp thuê đất, liên kết trồng cao su, trồng rừng ở huyện Ea Súp, các ngành chức năng đã phát hiện 2.038,28 ha rừng bị phá trái phép. Công ty CP Vinamit có diện tích rừng bị phá trái phép lên đến trên 569,7 ha, Công ty CP Địa ốc Thái Bình Phát cũng đã để diện tích rừng bị phá trái phép gần 279 ha... “Lâm tặc” và đồng bào các dân tộc, chủ yếu là đồng bào di cư đến ngang nhiên phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, vận chuyển gỗ giữa ban ngày. Tình hình khai thác gỗ trái phép, nhất là gỗ quý hiếm tại Vườn quốc gia Yok Đôn, lấn chiếm, chặt phá rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn vẫn đang là điểm nóng trên địa bàn huyện Buôn Đôn. Tại xã Ea Kiết, huyện Cư MGar, đồng bào di cư đến ngoài kế hoạch đã chặt phá trái phép trên 500 ha rừng đầu nguồn tại các tiểu khu 440, 547, 557... làm nương rẫy và sang nhượng trái phép.
Hiện nay, tỉnh chỉ đạo các địa phương, các chủ rừng thống kê, đánh giá đúng thực trạng rừng bị phá, bị lấn chiếm, kiên quyết xử lý dứt điểm các điểm nóng phá rừng, lấn chiếm, sang nhượng đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép, chống người thi hành công vụ tại các địa bàn trọng điểm.
Đồng thời, tiếp tục triển khai dự án Hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào các cụm công nghiệp, điểm quy hoạch, đình chỉ hoạt động các xưởng cưa hoạt động trong rừng, gần rừng, nhất là trên địa bàn các huyện Ea Súp, Buôn Đôn. Tỉnh cũng tăng cường lực lượng kiểm lâm về 98 xã có nhiều rừng, các địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép; chấm dứt chủ trương, tạm dừng triển khai 17 dự án trồng rừng, trồng cao su... Tỉnh cũng tập trung xây dựng các chuyên án điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương để trục lợi, cố tình làm trái các quy định của pháp luật, có hành vi tiêu cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đối với các doanh nghiệp để mất rừng, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, xử lý trách nhiệm và bồi thường thiệt hại rừng theo quy định của pháp luật.
Minh Mẫn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Công an quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips, 30 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng khiến hàng nghìn người dân bị mất trắng tài sản.
TK
13:56 12/12/2024(Thanh tra) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 35 triệu đồng đối với ông Nguyễn Đức Thắm, xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa vì điều khiển xe ô tô trên đường mà có nồng độ cồn vượt quá 0,4 mligam/1 lít khí thở.
Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024Trung Hà
15:34 11/12/2024Văn Thanh
14:45 11/12/2024Trần Quý
13:02 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh