Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 27/07/2015 - 10:58
Gần 60 điều tra viên tinh nhuệ mang theo lương khô, uống nước suối vào rừng, quyết bám hiện trường để truy tìm kẻ thủ ác. Khu vực xảy ra án mạng chưa phủ sóng điện thoại, đồng bào nói tiếng địa phương nên việc điều tra gặp khó khăn.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An). Ảnh: Hải Bình.
Đại tá Cầu cho biết ngay sau khi nhận được tin báo của Công an huyện Tương Dương về nội dung vụ án ở bản Phồng vào chiều 2/7, xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Công an tỉnh Nghệ An đã báo cáo với Bộ Công an để xin ý kiến chỉ đạo. Các đơn vị liên quan được lệnh khẩn trương vào cuộc khám nghiệm hiện trường, tử thi, dựng lại toàn bộ biến động hiện trường một cách rất cẩn thận.
Kết quả cho thấy, 4 nạn nhân bị sát hại bằng dao vào khoảng 12h30' trưa 2/7. Anh Lo Văn Thọ (28 tuổi) chết ở dưới chân lán của gia đình. Cách chừng 100 m là thi thể bà Viêng Thị Dương (70 tuổi, mẹ anh Thọ), chị Lê Thị Yến (vợ anh Thọ) và con trai 8 tháng tuổi. Quanh hiện trường không thu được hung khí, dấu vết hung thủ.
Chuyên án mang bí số G175 được xác lập, quy tụ gần 60 cán bộ đánh án giỏi nhất Nghệ An. Bộ Công an cũng cử điều tra nhiều kinh nghiệm tới hỗ trợ. Các lực lượng làm nhiệm vụ được lệnh bám hiện trường, truy tìm bằng được nghi phạm. Do địa bàn xảy ra vụ án nằm ở rừng sâu giáp biên giới Việt – Lào, để tiếp cận, các điều tra viên phải đi bộ đường rừng từ bản Phồng leo qua nhiều ngọn đồi, lội qua nhiều con suối trong vài giờ đồng hồ. Khu vực này chưa phủ sóng điện thoại nên việc liên lạc gặp nhiều khó khăn. Lán dã chiến được lập ở gần hiện trường. "Sáng vào rừng làm án, tối quay trở lại lán ở bản", một điều tra viên nói.
Lương khô là thứ các trinh sát luôn mang bên người. Nhiều hôm hết nước mang theo, các anh phải uống nước suối để bám trụ hiện trường. Trong nơi rừng thiêng nước độc, nhiều trinh sát thường xuyên bị con vắt, con mò đốt nhưng vẫn không nản ý chí điều tra.
Theo đại tá Cầu, ngoài trở ngại về địa hình, cái khó lớn nhất là "rào cản ngôn ngữ". Người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc Tày Pọong, Thái, H'Mông sinh sống, nhìn chung trình độ dân trí thấp. “Khi người dân nói bằng tiếng Tày Poọng thì tất cả công an đều không ai biết. Nhiều người Thái, Mông cũng không hiểu tiếng này”, người đứng đầu Công an Nghệ An kể và cho hay Ban chuyên án đã phải sử dụng rất nhiều kênh thông tin mới có thể khắc phục được khó khăn này.
Việc không có nhân chứng khiến việc khoanh vùng nghi phạm gần như bế tắc. Tuy nhiên từ những thông tin đặc biệt quan trọng do người dân ở bản Phồng cung cấp, Vi Văn Mằn đã bị lọt vào tầm ngắm của trinh sát.
Trinh sát trong lúc theo dõi Mằn đã phải thốt lên rằng "hắn bình thản và lì lợm đến lạ lùng". Sau khi vụ án được phát hiện, Mằn còn quay lại hiện trường xem khám nghiệm rồi trực tiếp tham gia khênh thi thể các nạn nhân về bản. Ngày tổ chức đám tang cho các nạn nhân, Mằn vẫn vào phụ giúp gia quyến.
Mằn vẫn vào lán của gia đình cách lán gia đình nạn nhân chừng 300m để làm việc, thi thoảng chạy ra bản để thăm gia đình vợ con. “Mằn tạo vỏ bọc khá hoàn hảo, thậm chí, anh ta khai không hề có ý định trốn khỏi địa phương...”, một công an kể.
Là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên đích thân đại tá Cầu trực tiếp băng rừng vào hiện trường vụ án để chỉ đạo. Qua 17 ngày điều tra, sẩm tối 19/7 ban chuyên án quyết định bắt Mằn (20 tuổi) ngay tại bản. Vài giờ đồng hồ sau, Mằn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Theo đó, trưa 2/7 Mằn tới hái chanh tại vườn hàng xóm ở cạnh lán anh Thọ thì bị anh Thọ bắt gặp và xảy ra to tiếng. Mằn vào lán lấy con dao anh Thọ chém một nhát vào lưng khiến anh Thọ bỏ chạy ngã từ sàn lán xuống đất... Phát hiện chồng bị truy sát, chị Yến đang địu con đã bỏ chạy ra phía bờ suối. Mằn đuổi theo, gặp bà Dương đang tắm ở suối đã vung dao gây án rồi tiếp tục đoạt mạng mẹ con chị Yến.
Mằn quay lại lán anh Thọ lấy áo và chanh hái được, đốt lán phi tang nhưng không cháy nên bỏ đi.
Khi bị bắt Mằn khi khai vứt tang vật ở rừng, có lúc nói giấu ở lán để gây khó khăn cho ban chuyên án. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, con dao gây án đã được trinh sát tìm ra.
(Hải Bình/Vnexpress)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Càng về cuối năm, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơ quan Hải quan cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kê khai qua hệ thống hải quan điện tử để thực hiện hành vi gian lận, nhằm trốn thuế hoặc đưa hàng hóa không khai báo, không có chứng từ hợp pháp để xuất khẩu hoặc tuồn vào nội địa, nhằm thu lợi bất chính.
CB
09:24 13/12/2024(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.
Văn Thanh
21:28 12/12/2024Nam Dũng
18:32 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh