Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ sáu, 15/11/2024 - 16:58
(Thanh tra) - Ngày 15/11, Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm cung cấp thông tin báo chí về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, việc tiêu thụ nước giải khát có đường tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Ảnh: IT
Chia sẻ tại toạ đàm, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thiếu kiểm soát được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em. Bên cạnh đó còn làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong cùng các bệnh về xương răng, bệnh lý thận - tiết niệu, bệnh lý đường tiêu hóa, sa sút trí tuệ...
Đáng lưu ý, trong những năm gần đây, việc tiêu thụ nước giải khát có đường tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng.
Theo số liệu của Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ nước giải khát có đường đã tăng từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít vào năm 2023, tức là tăng 420%. Tiêu thụ bình quân đầu người cũng có sự gia tăng mạnh mẽ, từ 18 lít/người vào năm 2009 lên 66 lít/người vào năm 2023 (tăng 350%).
Thông tin của Cục Y tế Dự phòng cũng cho biết, hiện nay, người Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 46,5g đường tự do/người/ngày, gần đạt mức giới hạn tối đa 50g/người/ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Mức tiêu thụ này cao gần gấp đôi mức có lợi cho sức khỏe, là dưới 25g/người/ngày.
Do đó, theo bà Đinh Thị Thu Thuỷ, áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là một trong các giải pháp can thiệp quan trọng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị nhằm giảm mức tiêu thụ và các tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn đồ uống lành mạnh hơn do tác động của việc áp thuế làm tăng giá sản phẩm.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng cũng như tác hại của đồ uống có đường và Bộ Tài chính đã đưa đồ uống có đường vào là một mặt hàng đánh thuế trong dự thảo Luật Thuế tiêu thu đặc biệt (sửa đổi).
Tuy nhiên, việc áp thuế đối với đồ uống có đường lần đầu tiên đưa ra trong dự thảo Luật nên hiện đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), dự kiến thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, lần đầu tiên nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml được đưa vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính cho rằng, đây là mặt hàng mới được đề xuất bổ sung vào diện chịu thuế nên đề xuất mức 10% để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loại có lượng đường thấp, nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng.
Tại toạ đàm, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam chia sẻ, các bệnh liên quan đến việc sử dụng thường xuyên đồ uống có đường như sâu răng, tiểu đường tuýp 2, thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh thận, gan nhiễm mỡ không do rượu, và gút đang gia tăng nhanh chóng.
Bác sỹ Tuấn Lâm cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt là một biện pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ nước ngọt và hiện nay là thời điểm thích hợp để áp thuế đối với đồ uống có đường.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới đề xuất, Việt Nam nên xem xét áp dụng lộ tình tăng thuế hàng năm để thuế đồ uống có đường ở mức 40% giá bán nhà sản xuất (tức là 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới) vào năm 2030 để bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường (dán nhãn mặt trước, cấm quảng cáo).
“Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới về đường cụ thể là nên giảm tiêu thụ đường tự do trong suốt quá trình sống. Trong đó, ở cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường”, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên