Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 30/04/2020 - 06:33
(Thanh tra)- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến nông dân. Người khẳng định nông dân Việt Nam là động lực, có vai trò to lớn trong khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nông dân Hợp tác xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đang gặt lúa, năm 1954. Ảnh: Internet
Mong đầy đủ về vật chất, vui mạnh hơn về tinh thần
Trong Di chúc của mình, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” và “đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp”.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 28/12/1989, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc “miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và các hộ nông dân, thực hiện trong 2 năm 1990 và 1991, mỗi năm miễn 50% số thuế ghi thu”.
Cũng vào năm 1989, Việt Nam đã có hàng triệu tấn gạo xuất khẩu đầu tiên. Kể từ đây, nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp có thặng dư, có tích lũy và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VII (1993), chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Hướng chuyển động đầu tiên là điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước gắn với nhu cầu thị trường.
Tiếp đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa X (2008) phát triển nông nghiệp trở thành “nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nhằm “xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”.
Từ đó, sản xuất nông nghiệp đã chuyển theo hướng chú trọng chất lượng và giá trị gia tăng để sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập với thế giới. Nông nghiệp Việt Nam hiện nay là một nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu với nhiều mặt hàng có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam đã có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.
Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định được vị thế và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đã có 10 nhóm nông sản có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD…
Năng suất lao động nông nghiệp đã tăng từ hơn 13 triệu đồng/lao động năm 2008 lên gần 40 triệu đồng/lao động năm 2019; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt tăng lên từ hơn 43 triệu đồng/ha năm 2008 lên hơn 90 triệu đồng/ha năm 2019.
Nông dân luôn đóng vai trò quan trọng
Cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động nông thôn có sự thay đổi tích cực. Kinh tế hộ nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và đã hình thành nhiều trang trại với quy mô lớn hơn, hiệu quả cao hơn. Đến nay, cả nước có gần 40 nghìn trang trại. Số hộ chuyển sang làm ngành nghề, dịch vụ ngày càng tăng. Số hộ nông thôn tham gia các hoạt động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ năm 2019 chiếm gần 50%.
Chất lượng cuộc sống ở nông thôn đã được cải thiện, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần đưa 99,4% xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã; 97,8% số thôn, 99,2% số hộ gia đình có điện; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hóa. Có 88,5% dân số nông thôn bảo đảm được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Tính đến nay, cả nước có 4.665 xã (52,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 35,3% so với cuối năm 2015 (là thời điểm tổng kết giai đoạn 1) và hoàn thành vượt 2,4% so với mục tiêu 10 năm (2010-2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng (đạt 84,86%), miền núi phía Bắc (đạt 28,6%) đã hoàn thành vượt mục tiêu 5 năm (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ giao; có 8 tỉnh, thành phố 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ).
Trong số các xã được công nhận đạt chuẩn NTM, có 87 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 42 xã vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Có 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và đã có xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Bình quân cả nước đạt 15,32 tiêu chí/xã, hoàn thành vượt mục tiêu 5 năm (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó, có 2/7 vùng và 19/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành và vượt mục tiêu 5 năm (2016 - 2020) được Thủ tướng Chính phủ giao.
Cả nước đã có 109 đơn vị cấp huyện của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Trong đó, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Nam Định có 100% xã và 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận tỉnh hoàn thành xây dựng NTM.
Mục tiêu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 15 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 40% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 80% số xã đạt chuẩn NTM; 80% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM áp dụng đối với cấp thôn theo quy định…
Qua thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhiều mô hình, nhiều cách làm hay, hiệu quả của các địa phương đã được phổ biến, nhân rộng; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; tạo môi trường thuận lợi để khai thác khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động.
Các mô hình phát triển “nông nghiệp sạch”, “nông nghiệp công nghệ cao” đang chiếm lĩnh và cạnh tranh với nhiều quốc gia.
Đến nay, Việt Nam là 1 trong 50 nước xuất khẩu nông sản, hải sản lớn, kim ngạch xuất khẩu cao có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nông dân Việt Nam chiếm gần 70% dân cư và hơn 40% lực lượng lao động xã hội, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội và chất lượng nguồn nhân lực lao động ở nước ta.
Hơn 80% lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội được cung cấp từ những người nông dân. Nông dân làm giàu, nông thôn sạch đẹp, tạo ra vai trò mới của nông nghiệp, nông thôn về bảo vệ môi trường, làm giàu sinh thái, tái tạo và bảo vệ tài nguyên; phát triển quan hệ cộng đồng, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…
Hơn 50 năm qua, những chỉ dẫn của Người trong Di chúc vẫn là “kim chỉ nam” để Đảng ta xây dựng đường lối chiến lược tái thiết một xã hội mới, trong đó có vấn đề về nông dân gắn với phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Bức tranh xây dựng NTM đã thực sự hướng đến đời sống của người nông dân, đem lại đời sống “đầy đủ hơn về vật chất, vui mạnh hơn về tinh thần'' như Bác hằng mong muốn.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 22/11, Thành ủy Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định của Ban Thường vụ Thành uỷ về công tác cán bộ đối với ông Trần Trung Kiên và ông Trần Văn Trí.
Văn Thanh
21:18 22/11/2024(Thanh tra) - Trong thời gian qua, các địa phương tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo (KNTC) phức tạp, kéo dài, không để phát sinh “điểm nóng”; đồng thời, triển khai các kế hoạch tiếp công dân (TCD) nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV.
Thái Hải
08:00 22/11/2024Văn Thanh
12:08 21/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Trọng Tài
18:50 19/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang