Ngày 10/8, chùa Tam Chúc đã tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu với chủ đề “Tâm hiếu hạnh”.

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, Vu Lan không chỉ là nghi lễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người làm con thể hiện tấm lòng hiếu thảo với đấng sinh thành, tưởng nhớ, nguyện cầu và tri ân những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đây là dịp để mỗi người sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và có hành động thực tế báo đáp ơn cha mẹ và chia sẻ với người xung quanh mình.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ôn lại truyền thống lễ Vu Lan. Ảnh: TV 
leftcenterrightdel
Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Tam Chúc phát biểu. Ảnh: TV 

Tham dự lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Tam Chúc, hơn 500 sinh viên đến từ các trường đại học trên toàn quốc và hàng nghìn tăng ni, Phật tử thập phương được chứng kiến và thực hành một số nghi lễ truyền thống Phật giáo như nghi thức tụng kinh sám hối Vu Lan và hồi hướng; cảm niệm ân đức sinh thành, bông hồng cài áo…

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó trụ trì chùa Tam Chúc cho biết, kể từ khi Phật giáo truyền vào Việt Nam đến nay, mùa Vu Lan đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, tri ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên. Ngày nay, Pháp hội Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành lễ hội văn hóa tình người với bất cứ ai đang hiện hữu trên cõi đời này. 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Bông hồng cài áo là là một trong những nghi thức không thể thiếu tại lễ Vu Lan. Ảnh: TV 

Bạn Thanh Uyên (20 tuổi) chia sẻ: “Mình tham gia ngày lễ Vu Lan để mở rộng thêm vốn hiểu biết về Phật pháp và tích một phần công đức cho mình cũng như hồi hướng cho bố mẹ, gia đình, người thân”.

Trà Vân