Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị

Thanh Thanh

Thứ sáu, 19/07/2024 - 12:47

(Thanh tra) - Phát huy sức mạnh và ảnh hưởng to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và truyền thống hoà hiếu, tinh thần yêu chuộng hoà bình của Nhân dân Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Khánh

Hiệp định Giơ-ne-vơ: Mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng

Phát biểu tại Hội thảo Khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” sáng nay (19/7), GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ, cách đây 70 năm, Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra thắng lợi to lớn kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân Việt Nam, đã trở thành mốc son chói lọi của nền ngoại giao cách mạng non trẻ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, chỉ một ngày sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ngày 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương đã được khai mạc. Đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng, kiêm quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng.

“Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia vào một hội nghị quốc tế đa phương, có đại diện của 5 nước lớn là: Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Anh và Mỹ”, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại biểu tham quan trưng bày ảnh tại hội thảo. Ảnh: Lâm Khánh

Diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến hết sức phức tạp, tại Hội nghị Giơ-ne-vơ, Đoàn Đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kiên định lập trường độc lập dân tộc; vừa tự chủ, tự cường trong cuộc đấu tranh bền bỉ, can trường với sự dàn xếp, chi phối của các nước lớn; vừa có những nhân nhượng khôn khéo, mềm dẻo, từng bước đàm phán tháo gỡ những bế tắc, căng thẳng, giải quyết thành công nhiều vấn đề rất khó khăn như: Phân vùng đóng quân, tổng tuyển cử trên cả nước và thống nhất Việt Nam, các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia...

Trải qua 75 ngày thương lượng với 31 phiên họp, cùng với nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị, rạng sáng ngày 21/7/1954, ba hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia lần lượt được ký kết.

Hội nghị đã họp phiên bế mạc và thông qua “Tuyên bố cuối cùng” về hiệp định lập lại hòa bình ở Đông Dương; từ đây đã mở ra một cục diện mới, buộc Pháp phải rút quân về nước, chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương, mở ra giai đoạn sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, phát huy sức mạnh và ảnh hưởng to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và truyền thống hoà hiếu, tinh thần yêu chuộng hoà bình của Nhân dân Việt Nam.

Hiệp định Giơ-ne-vơ mang đến cục diện mới của cách mạng Việt Nam

 Từ Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Tạm ước ngày 14/9/1946 cho đến Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 đã từng bước chứng kiến sự trưởng thành và lớn mạnh của nền ngoại giao cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh cùng những thay đổi mang tính bước ngoặt trong vị thế quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nước lớn tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ đã công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là: Chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, ý nghĩa lịch sử to lớn của Hiệp định Giơ-ne-vơ được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơ-ne-vơ thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 22/7/1954: “Ngoại giao ta đã thắng lợi to… Chính phủ Pháp đã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi nước ta”, Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: “Đạt được Hiệp định nói trên là một thắng lợi vĩ đại của Nhân dân và quân đội ta... cũng là thắng lợi của Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, của Nhân dân các nước bạn... của Nhân dân Pháp... là thất bại của chủ nghĩa thực dân xâm lược... là thất bại của đế quốc Mỹ”.

Nói về ý nghĩa thắng lợi và cục diện mới của cách mạng Việt Nam do Hiệp định Giơ-ne-vơ mang đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Nếu như trước đây ta chỉ có rừng núi và đêm, giờ đây ta có cả sông biển và ban ngày”.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phân tích, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ còn là thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới.

Đây là sự mở đầu cho làn sóng sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, truyền cảm hứng và niềm tin cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ - Latinh, đưa đến sự ra đời của nhiều nhà nước dân chủ Nhân dân; tiếp tục trở thành nguồn cổ vũ, động viên to lớn cho cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam vì độc lập, thống nhất của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân.

Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết đã toả sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong điều kiện lịch sử cụ thể lúc đó và so sánh tương quan lực lượng giữa các bên, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa phản ánh đầy đủ tầm vóc và tư thế thắng lợi của Nhân dân Việt Nam trên chiến trường, cũng chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, mong muốn do Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra. Nhân dân Việt Nam vẫn còn phải bước tiếp, vượt qua một hành trình đầy gian khổ, hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, để Bắc Nam sum họp một nhà.

Trên hành trình đó, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhân dân Việt Nam đã kiên trì, bền bỉ đấu tranh trên mọi lĩnh vực chính trị, ngoại giao và pháp lý nhằm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Hiệp định Giơ-ne-vơ; nhất là trong hoàn cảnh chính quyền Ngô Đình Diệm luôn tìm mọi cách phá hoại Hiệp định, không tiến hành tổ chức tổng tuyển cử, tiếp tục âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, mở đường cho sự xâm lược của đế quốc Mỹ, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và trở thành hậu phương lớn, căn cứ địa vững chắc của tiền tuyến lớn miền Nam. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để quân và dân ta củng cố thắng lợi đã giành được; chuẩn bị bước vào giai đoạn tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhận định, 70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị; với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại, sự trưởng thành và những đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; toả sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024
Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm