Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 21/04/2022 - 18:10
(Thanh tra) - Chính phủ được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục có giải pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.
Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình. Ảnh: Đ.X
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 3 năm 2022 của Quốc hội, ngày 21/4.
Xử lý các “đại gia”, quan chức được cử tri quan tâm
Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình điểm loạt vấn đề cử tri quan tâm, lo lắng.
Cử tri, nhân dân đặc biệt quan tâm đến việc xử lý của các cơ quan chức năng về hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; tình trạng dự án đã được giao nhưng không triển khai hoặc chậm triển khai đã tồn tại nhiều năm nay, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, cuộc sống của người dân…
Một số đối tượng giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án... gọi điện thoại hoặc thông qua mạng xã hội Zalo, Viber... lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân, dù đã được các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp triệt phá, nhưng vẫn còn tiếp diễn hết sức phức tạp.
“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm”, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nói.
Nêu ý kiến sau đó, Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường còn cho hay, cử tri, nhân dân quan tâm việc các cơ quan chức năng xử lý các “đại gia”, thậm chí các quan chức cấp thứ trưởng.
“Đây là việc có tác động rất lớn trong dư luận xã hội, đồng thời, thể hiện sự kiên quyết trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vi phạm pháp luật không có vùng cấm, ngoại lệ, từ đó, củng cố niềm tin với Đảng, Nhà nước”, ông Bùi Văn Cường nói.
Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bộ nhận được 121 kiến nghị của cử tri. “Đến nay, 100% kiến nghị cử tri đã được giải quyết, không có kiến nghị nào trễ hạn hoặc quá hạn”, ông Hùng nói.
Trước các phản ánh và kiến nghị của cử tri, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo giải quyết rất quyết liệt. Theo Trung tướng Lê Quốc Hùng, Bộ Công an đã tăng cường đấu tranh trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm chống người thi hành công vụ, xâm phạm sở hữu; các loại tội phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, mà gần đây là tội phạm liên quan đến đất đai, thị trường chứng khoán, đã tập trung xử lý nghiêm các vụ án trọng điểm.
Khiếu nại, tố cáo tăng, nổi lên đoàn đông người có dấu hiệu phức tạp
Vấn đề nữa là tình hình khiếu nại, tố cáo trong tháng qua. Theo ông Dương Thanh Bình, tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã tiếp 164 lượt với 462 công dân đến trình bày 162 vụ việc, trong đó khiếu nại 97 việc, tố cáo 15 việc, kiến nghị, phản ánh 50 việc; có 20 lượt đoàn đông người đến trình bày về 19 vụ việc (tăng 49 lượt với 248 người, tăng 47 vụ việc, tăng 9 đoàn đông người so với tháng trước).
“Tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng hơn so với cùng kỳ, đúng với nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, ông Bình báo cáo.
Đáng lưu ý, trên địa bàn TP Hà Nội, đã xuất hiện trở lại một số cá nhân, đoàn đông người kéo về Trung ương để khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, qua theo dõi tình hình khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước, ông Bình nhìn nhận, nổi lên một số nhóm vụ việc khiếu kiện đông người có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự.
“Một số vụ việc liên quan đất đai có dấu hiệu phức tạp về an ninh trật tự, cá biệt có vụ việc đang được cơ quan công an phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ để xử lý đúng theo quy định của pháp luật”, Trưởng Ban Dân nguyện thông tin.
Trong kỳ báo cáo, các cơ quan của Quốc hội đã nhận được 1.408 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân (tăng 7,39%) so với tháng trước. “Đây cũng là dấu hiệu rất đáng quan ngại”, ông Bùi Văn Cường nhận định. Theo ông, cần phải quan tâm để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền tăng cường hơn nữa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh chuyển đơn “lòng vòng”.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới lưu ý, chúng ta chuẩn bị kỳ họp Quốc hội và ngày 12/5 là khai mạc SEA Games. Nếu khiếu nại, tố cáo tiếp tục tăng thì tình hình an ninh trật tự phức tạp và các thế lực thù địch cũng có thể xoáy sâu vào đây để kích động.
Vì vậy, ông Tới đề nghị phải phân tích nguyên nhân vì sao khiếu nại, tố cáo tăng so với tháng trước; địa phương nào có nhiều đơn thư, vụ việc; giải quyết vấn đề này trong thời gian tới như thế nào. “Nếu như người dân tập trung nhiều về Hà Nội thì sẽ rất phức tạp”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ.
Ở vị trí điều hành thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban Dân nguyện tiếp thu các ý kiến, làm rõ hơn lý do vì sao khiếu nại, tố cáo tăng và tăng nhiều nhất lĩnh vực nào, địa phương nào, kể cả việc đến cơ sở Trung ương.
Ông Trần Quang Phương cũng đề nghị UBND các tỉnh, TP Hà Nội, TP HCM, Bình Định, Đắk Nông, Quảng Nam… phối hợp với công an để giải quyết các vụ việc, không để ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Có trục lợi thông qua việc thu hồi đất, đền bù, tái định cư
Cử tri và nhân dân phản ánh về tình trạng một số hộ dân đã có hành vi xây nhà, trồng cây dày đặc trên khu vực đất đang được triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Ngoài ra, có tình trạng chặt phá rừng, san ủi với quy mô lớn nhằm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thành đất ở, đất sản xuất kinh doanh dịch vụ tại một số địa phương đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Nguyên, có sự tiếp tay, buông lỏng trách nhiệm quản lý đất đai của cán bộ cấp cơ sở.
Trước điều này, Ban Dân nguyện đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo UBND các tỉnh, TP xử lý nghiêm minh các trường hợp trục lợi thông qua việc thu hồi đất, đền bù, tái định cư, nhất là các địa phương đang triển khai thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Cùng với đó, chỉ đạo bộ, ngành rà soát, có giải pháp xử lý dứt điểm đối với dự án đã được giao nhưng không triển khai hoặc chậm triển khai; có giải pháp bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền