Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

VN có đủ điều kiện cấp cứu, điều trị bệnh phóng xạ

Thứ tư, 06/04/2011 - 20:34

Phó giáo sư-tiến sỹ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai, Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân Trường Đại học Y Hà Nội cho biết về cách nhận biết, cấp cứu và điều trị các bệnh phóng xạ khi xảy ra sự cố hạt nhân

Kiểm tra phóng xạ cho người dân sống quanh nhà máy Fukushima. (Nguồn: Reuters)

- Thưa Phó giáo sư, khi xảy ra sự cố hạt nhân, con người bị nhiễm phóng xạ như thế nào?

Ông Mai Trọng Khoa: Khi xảy ra sự cố phóng xạ sẽ gây tác động đa chiều vì có nhiều khí, chất phóng xạ thoát ra môi trường, con người sẽ bị chiếu xạ. Lúc đó sẽ xảy ra hai tình huống là bệnh phóng xạ cấp tính và bệnh phóng xạ mãn tính.

- Phó giáo sư có thể nói cụ thể hơn về hai tình huống này?

Ông Mai Trọng Khoa: Một là tình huống cấp tính mà người ta gọi là bệnh phóng xạ cấp tính. Điều này xảy ra khi cơ thể bị chiếu liều toàn thân, một liều cực kỳ lớn như khi có sự cố hạt nhân cực lớn như nổ lò phản ứng hạt nhân hoặc lò bị vỡ, nổ như tai nạn Chernobyl ở Liên Xô trước đây.

Nếu con người bị chiếu liều xạ rất lớn, toàn thân, ở khoảng cách gần tùy theo mức độ mà cá thể bị nhiễm nhiều cấp độ khác nhau. Nếu nặng sẽ tử vong, thời gian tử vong tùy theo mức độ bị chiếu. Nếu chưa tử vong ngay có thể nạn nhân sẽ có biểu hiện bỏng phóng xạ, các biểu hiện lâm sàng cấp tính như nôn, tiêu chảy nhiều do niêm mạc tiêu hóa bị tổn thương.

Có thể biết rõ nếu ta tiến hành các xét nghiệm tế bào máu ngoại vi như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hay các tế bào lympho bào, đặc biệt là tủy xương. Lúc xảy ra sự cố, không thể biết là nạn nhân bị chiếu liều bao nhiêu, cũng không có thiết bị đo phóng xạ, do đó với các biểu hiên lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu, đặc biệt là tế bào lympho sẽ có chỉ số đánh giá ngược lại mức độ bị chiếu.

Tình huống thứ 2 là những cá thể trong khu vực xảy ra sự cố như người dân, công nhân bị chiếu một liều nhỏ trong thời gian dài sẽ mắc bệnh phóng xạ mãn tính. Nhưng những người này có biểu hiện bệnh không đặc trưng, không rõ ràng, triệu chứng lâm sàng có thể bị lẫn với các bệnh khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, hoặc các biểu hiện khác thường.

Do đó, việc làm các xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm máu là hết sức cần thiết. Các xét nghiệm máu ngoại vi, tủy xương cho thấy được sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đặc biệt là dòng lympho bào là những chỉ số đặc biệt quan trọng.

Có thể làm các xét nghiệm vật thể về di truyền sẽ thấy được những thay đổi, rối loạn, đứt gẫy nhiễm sắc thể, chuỗi ADN tạo ra hiệu ứng hội chứng sinh thể như giảm tuổi thọ, đục thủy tinh thể, giảm thị lực, mù mắt do bức xạ... Lúc đó lại phải xem xét lại tiền sử bệnh tật để có phác đồ điều trị phù hợp.

- Với các tình huống bệnh khác nhau chúng ta xử lý như thế nào?

Ông Mai Trọng Khoa: Với các trường hợp mắc bệnh phóng xạ cấp tính, biện pháp điều trị tổng thể và nội khoa phải được đặt lên hàng đầu. Trước hết cần phải cởi bỏ toàn bộ vật dụng, quần áo nhiễm xạ, tẩy rửa bằng các phương pháp thông dụng để giảm bớt mức độ nhiễm xạ bề mặt. Đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nhiễm xạ.

Tùy theo các biểu hiện lâm sàng, ví dụ như bệnh nhân bị sốc thì sử dụng các biện pháp chống sốc thông thường, hoặc bị nôn, tiêu chảy thiếu máu thì phải truyền dịch, truyền máu... Đây là biện pháp cấp cứu nội khoa với sự tham dự của nhiều chuyên ngành.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện nhiễm xạ trong khi ăn, uống, hít phải phóng xạ thì phải sử dụng chất hấp phụ để đẩy xạ ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Chất hấp phụ ở đây là các chất thông thường, các bệnh viện đều và sử dụng ngay mà không cần các chất đặc biệt nào. Nói một cách khác, để cấp cứu, điều trị các bệnh về phóng xạ thì các bệnh viện ở Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện. Việc điều trị bệnh nhân mắc bệnh phóng xạ mãn tính cần nhiều thời gian hơn...

Việc chẩn đoán, điều trị phóng xạ, phòng tác hại phóng xạ có giá trị đặc biệt. Chính vì lẽ đó cần cập nhật, theo dõi thông tin thường xuyên những biến động, thay đổi mà các cơ quan, nhà khoa học cung cấp.

Dựa vào thay đổi, biến động về hàm lượng các chất đó trong không khí, trong nước, để có hoạch định, cảnh báo, phương pháp chuẩn bị điều trị thích hợp. Bởi khi xảy ra sự cố sẽ không phải chỉ một cá thể mà là nhiều cá thể trong cộng đồng, nhiều vùng, thậm chí cả một khu vực rộng lớn với nhiều quốc gia.

Do đó, việc đo đạc, cảnh báo sự cố là hết sức quan trọng, trên cơ sở đó các cơ quan chức năng, nhà quản lý có thẩm quyền như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng mới đưa ra được các phương án cảnh cáo, chẩn đoán, điều trị thích hợp, giảm thiểu mức thấp nhất hậu quả khi sự cố xảy ra...

(Theo Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm