Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trao Giải thưởng Lương Định Của cho 300 thanh niên nông thôn tiêu biểu

Thứ bảy, 24/11/2012 - 21:09

(Thanh tra) - Phát biểu tại lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ VII - năm 2012, do Trung ương Đoàn tổ chức tại TP Thanh Hóa sáng 24/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh thay mặt Đảng, Nhà nước biểu dương những thành tích xuất sắc của 300 thanh niên nông thôn xuất sắc trên toàn quốc.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (bên phải) trao giải thưởng cho các thanh niên tiêu biểu

Một hôm, nhân lúc cậu đi bơi, chị tôi dọn dẹp bàn học cho cu cậu và vô tình đọc trên ipad của cậu những mẩu đối thoại rất “choáng”! Thì ra cu cậu “chát chít” với các bạn cùng lớp, nhưng điều mà chị tôi choáng là cách chửi thề, văng tục, nói lóng, nói tắt những từ thô tục, đến chị tôi “mù màu” về internet cũng đoán ra.

Cơn giận của chị tôi đến ngay sau cơn choáng, vì chưa bao giờ con chị dám nói năng vô lễ, thiếu văn hóa trước mặt chị. Vừa hay chồng về, chị bảo anh đọc và “xử lý” ngay. Anh chồng ngồi trước ipad, “soi” đến 2 giờ đồng hồ, và sau đó đùng đùng nổi giận. Bà chị tôi thì lập tức “a lô” cho các bà mẹ khác và truy vấn xem họ có biết con họ nói tục thế nào không. Các nhà được một phen vừa kinh ngạc, vừa tức giận và liên minh trừng trị lũ nhóc “nai” có hành vi “sát thủ” trên mạng.

Tối hôm ấy, lũ nhóc tỳ bị tách riêng tra vấn, chúng ngoan hiền khai ra bạn A nói tục câu này, bạn B nói tục câu kia… Chúng “tố” nhau đã nói thế từ lớp 4, lớp 5. Hỏi nghĩa những từ viết tắt chúng đọc vanh vách nghe phát ngượng, mà bản thân chúng dường như chưa hiểu hết những câu chúng dùng để tỏ vẻ dân chơi trên những blog, facebook, cửa sổ chát… mà chúng vừa tập tọe làm quen.

Bảo chúng nhận xét về câu nói tục mà bạn mình đã nói, chúng đều bảo “bạn như thế là vô văn hóa”. Bản kiểm điểm mà bố mẹ bắt chúng viết được thực hiện nghiêm túc, văn chương lưu loát và rất “sám hối”. Đứa nào cũng xin bố mẹ “cho con một cơ hội” để sửa sai. Nghe và choáng! Vừa học xong tiểu học, vắt mũi còn chưa sạch, con em chúng ta đã sa vào sức hút của mạng. Ngôn ngữ mạng hiện đang bị kêu rên vì không thấy “vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt” đâu nữa. Viết tắt, biến dạng, chửi thề, hàm chứa ý tục tĩu… nhưng không hiểu sao lũ trẻ học và hiểu rất nhanh, ứng dụng cũng rất nhanh và coi đó là sĩ diện, bản lĩnh của dân mạng.

Tiểu học đã thế, lên lớp cao hơn, chúng sa đà hơn và biến tấu ngôn ngữ mạng càng dữ dội hơn, đến mức những từ thô tục nhất cũng được dùng một cách trơn tru, thản nhiên.

Từ mất vẻ đẹp con chữ đến mất nhân cách, xem ra không xa nhau là mấy. Phụ huynh không để ý, đương nhiên “một ngày đẹp trời” sẽ tá hỏa, sốc và gánh hậu quả.

Có lẽ khắc phục trước hết là từ mỗi gia đình. Kiểm tra, giải thích, hướng dẫn, khơi dậy lòng tự trọng và sự tôn trọng ngôn ngữ Việt của con em cần thường xuyên hơn, trước khi nhờ tới nhà trường và xã hội!

  Ziczac

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm