Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 15/06/2019 - 10:54
Mới thanh tra mấy dự án cấp huyện mà đã đòi chung chi “hàng chục tỷ đồng” thì ở cấp độ quốc gia chung chi lớn đến nhường nào? Hệ lụy của phá vỡ quy hoạch là bao nhiêu?
Đô thị tắc nghẽn hàng ngày để lại di hại nghiêm trọng. Ảnh Zing
Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc vừa bị cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản về hành vi vòi tiền; một số thành viên trong đoàn bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra vì cáo buộc đòi chung chi lên tới “hàng chục tỷ đồng”. Đây là thông tin chấn động và thật trớ trêu.
Không trớ trêu sao được khi những quan chức nắm cán cân công lý lại là người bị cáo buộc đầu têu phỉ báng công lý. Những người nắm pháp luật trong tay, thực thi công vụ lại trở thành những kẻ tham nhũng, vòi tiền khi thực thi công vụ.
Hành động kiên quyết chống tiêu cực của Công an và của các cấp chính quyền, các ngành chức năng huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thật đáng hoan nghênh. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị chức năng khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ vụ việc để “xử lý nghiêm” theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Xây dựng cũng khẳng định, thái độ của Bộ là chỉ đạo “kiên quyết xử lý, không bao che, dung túng” cho bất cứ cá nhân nào vi phạm. Đây là những động thái rất kịp thời.
Năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng triển khai 90 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực: quy hoạch và quản lý quy hoạch; các công trình, dự án giao thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; phòng, chống tham nhũng. Có bao nhiêu vụ đã bị phát hiện sai phạm được công bố?
Mới thanh tra mấy dự án cấp huyện mà đã đòi chung chi “hàng chục tỷ đồng” thì ở cấp độ quốc gia chung chi lớn đến nhường nào? Mà một khi đã được chung chi, thì sai phạm trong xây dựng, trong quy hoạch nghiêm trọng đến bao nhiêu?
Vẫn biết tình trạng vòi vĩnh, chung chi trong thanh tra, kiểm tra đã có từ lâu và phổ biến ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực nhưng đây là một trong những vụ hiếm hoi bị Công an lập biên bản.
Sở dĩ tình trạng chung chi trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ít bị phanh phui là vì hầu hết các pháp nhân bị thanh tra, kiểm tra đã rất “biết điều” và tự nguyện lo lót chu đáo các quan thanh tra, hiếm khi để các quan gợi ý rồi bị lập biên bản như ở Vĩnh Tường.
Đó có thể là lý do vì sao các Tập đoàn Vinashin, Vinalines, Dầu khí Việt Nam, Hóa chất Việt Nam và nhiều doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khác đều được thanh tra, kiểm tra hàng năm và đều có những đánh giá, nhận xét rất tốt đẹp trước khi vỡ bục ra chuyện thất thoát, tham nhũng. Hẳn là các quan thanh tra đã luôn được chủ nhà “Thank you”.
Đến khi các đại án tham nhũng vỡ lở, bung bét gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ đồng thì mới thấy được bản chất của những nhận xét “rất tốt đẹp” đó.
Điều bất thường là khi điều tra, xét xử các đại án tham nhũng các cơ quan chức năng và các cơ quan pháp luật không bao giờ đề cập đến những sai phạm của các đoàn thanh tra, kiểm tra trong việc dung túng, che đậy tham nhũng. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho vấn nạn tham nhũng càng ngày càng nghiêm trọng.
Quay lại lĩnh vực thanh tra xây dựng và quy hoạch đô thị. Có thể khẳng định quan thanh tra xây dựng đã tham gia băm nát quy hoach đô thị. Vì rằng, trong một số lĩnh vực khác có thể mất thời gian và khó khăn để tìm và chỉ ra sai phạm nhưng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, người bình thường cũng có thể thể biết được quy hoạch có bị điều chỉnh, bóp méo hay không.
Chính những quan thanh tra xây dựng đã dung túng, thông đồng để các chủ đầu tư phá nát quy hoạch đô thị.
Ở các đô thi trọng điểm như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh một năm không dưới hàng chục đoàn thanh tra cấp bộ về thanh tra. Ấy vậy mà quy hoạch của hai thành phố lớn nhất cả nước càng ngày càng bị băm nát, nhiều khu vực không còn một không gian để sống cho ra sống nhưng rất hiếm khi được phát hiện bởi các đoàn thanh tra.
Phải chăng các đối tác gồm các chủ đầu tư, chính quyền địa phương các cấp và thanh tra xây dựng đã ngã giá chung chi cho nên quy hoạch đô thị mới dẫn đến hệ lụy không lường như vậy?
Nếu có cái nhìn toàn diện, thấu đáo thì hậu quả của việc băm nát quy hoạch đô thị để lại lớn hơn gấp nhiều lần so với bất kỳ đại án kinh tế nào thuộc loại lớn nhất được phát hiện ở Việt Nam từ trước đến nay.
Về thất thoát kinh tế, xét trên phạm vi cả nước, những kẻ cấu kết phá hoại quy hoạch đô thị thu về khoản tiền hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nhưng đó chưa phải là thiệt hại kinh tế lớn nhất, mà thiệt hại lớn nhất tình trạng ùn tắc giao thông, phá vỡ không gian phát triển cho tương lai.
Mỗi ngày người dân Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mất thêm một hai tiếng đồng hồ vật lộn trên các nẻo đường ùn tắc, với số lượng hàng chục triệu người từ đời này sang đời khác thì số tiền đó sẽ là một con số khổng lồ.
Không chỉ có vậy, Nhà nước mất không biết bao nhiêu tiền để mở rộng đường, làm cầu cạn và đường trên cao, xây các công trình chống ngập lụt cho hai đô thị này. Xin đơn cử Dự án Đường Vành đai Hoàng Cầu - Voi Phục (Hà Nội), có chiều dài 2,2 km, sẽ khởi công trong quý III/2019. Với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỉ đồng, đây sẽ là con đường đắt nhất hành tinh tính đến thời điểm hiện tại.
Những giải pháp tình thế như thế này không khắc phục được đáng kể gì, đường tắc vẫn cứ hoàn tắc khi quy hoạch tổng thể bị phá vỡ.
Về chính trị - xã hội, quy hoạch đô thị bị phá nát không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống, sức khỏe của hàng chục triệu người thế hệ hôm nay mà còn ảnh hưởng đến nhiều đời sau.
Người dân không chỉ mất niềm tin mà còn bị đẩy vào tình trạng tâm lý ngột ngạt, bức bối, bất bình. Đây sẽ là một nguy cơ lớn đối với an ninh chính trị, xã hội.
Với hệ lụy nghiêm trọng như vậy, không chỉ từng cá nhân mà chắc chắn người dân cả nước đều có chung nguyện vọng, các cơ quan chức năng cao nhất cần vào cuộc điều tra để tìm ra những ai đã băm nát quy hoạch Thủ đô Hà Nôi, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác.
Theo Nguyễn Huy Viện/VNN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà