Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phấn đấu xây dựng ngành Y tế thủ đổ vững mạnh toàn diện

Thứ sáu, 25/02/2011 - 14:29

(Thanh tra)- “Năm 2010, ngành Y tế Thủ đô đã đạt được những thành tích đáng tự hào như: Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 11,9%, giảm 0,7% so với năm 2009; Đề án 1816 của Bộ Y tế được toàn ngành triển khai và thực hiện với kết quả cao… Năm 2011, ngành tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, phấn đấu xây dựng ngành Y tế Thủ đô vững mạnh, toàn diện”. Đó là những chia sẻ của GS.TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội với PV Báo Thanh tra nhân kỷ niệm 56 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế Thủ đô.

+ Thưa GS.TS Lê Anh Tuấn, năm 2010, ngành Y tế Thủ đô đã hoàn thành với kết quả cao mọi mặt hoạt động, góp phần xứng đáng vào việc chuẩn bị và tổ chức thành công các sự kiện trọng đại của Hà Nội và cả nước như Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội,  Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XV, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI… được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Ông có thể khái quát một phần những nỗ lực đáng ghi nhận ấy của toàn ngành?

- Điều đáng nói đầu tiên, đó là toàn ngành đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn; khoanh vùng, kiểm soát có hiệu quả các khu vực xuất hiện cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp… không để xảy ra trường hợp nào tử vong do dịch; Chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng được quan tâm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 11,9%, giảm 0,7% so với năm 2009;  triển khai thực hiện phương án bảo đảm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Bộ Y tế và UBND TP, phục vụ các hội nghị quốc gia và quốc tế, đặc biệt là phục vụ Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Đặc biệt, Đề án 1816 của Bộ Y tế được toàn ngành triển khai và thực hiện với kết quả cao, đã có 20 bệnh viện (BV) tuyến TP cử 219 lượt cán bộ luân phiên hỗ trợ tuyến quận, huyện và 3 tỉnh vùng cao gồm Bắc Kạn, Lai Châu và Điện Biên; đồng thời cũng chuyển giao 336 kỹ thuật viên, trên 9 chuyên khoa cho tuyến dưới, góp phần giảm tải cho các BV tuyến trên và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) tại chỗ cho nhân dân các địa phương. Bên cạnh đó, chúng tôi đã làm tốt công tác quản lý, cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại thuốc, hóa chất phục vụ KCB, phòng, chống dịch, phòng, chống thiên tai thảm họa và các hoạt động lớn trên địa bàn; chú trọng công tác xã hội hóa, triển khai phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại BV Vân Đình và BV Hà Đông; đầu tư nâng cấp trang thiết bị phòng khám đa khoa Trung tâm Cấp cứu 115; thành lập mới 3 BV tư nhân, đưa tổng số cơ sở KCB tư nhân lên 23 BV với 636 giường, góp phần cùng y tế công lập thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân…

Ngành Y tế Thủ đô đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất


+ Có thể nói, năm 2010 là một năm hoạt động rất thành công của ngành Y tế Hà Nội, là tiền đề để thực hiện Quy hoạch Tổng thể và phát triển hệ thống y tế Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030. Xin ông cho biết, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm cho năm 2011 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Thủ đô?

- Năm 2011, toàn ngành tập trung vào 9 nhiệm vụ chính và các giải pháp để thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thứ nhất, về công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Toàn ngành sẽ chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả… ; giám sát, kiểm dịch chặt chẽ, phát hiện sớm và xử lý tốt các ổ dịch, không để dịch bùng phát, làm tốt công tác kiểm dịch y tế quốc tế; phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện tốt các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia và TP.

Thứ hai, sẽ chú trọng củng cố phát triển y tế cơ sở. Kết thúc năm 2010, toàn ngành đã có 552/577 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Năm 2011, phấn đấu bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Nghị quyết HĐND TP; tiếp tục đầu tư trang thiết bị y tế bổ sung cho các phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh và các trạm y tế xã, phường, thị trấn với nguồn kinh phí được TP giao là 145 tỷ đồng; triển khai và thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đối với y tế cơ sở do UBND các quận,  huyện làm chủ đầu tư đã được UBND TP chấp thuận.

Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND và kế hoạch của UBND TP về một số giải pháp tăng cường công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đến năm 2015 đồng bộ trên các mục tiêu về quy mô, cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số; tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động về DS-KHHGĐ; tập trung nguồn lực tổ chức các chiến dịch truyền thông vận động và lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ tại các xã, phường, thị trấn, hoàn thành chỉ tiêu về phát triển dân số do HĐND TP giao.

Thứ tư, tập trung chỉ đạo các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng KCB và phục vụ người bệnh; chú trọng các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; tăng cường kiểm tra, giám sát tại đơn vị về thực hiện quy chế chuyên môn, hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến xảy ra do sai sót về chuyên môn; nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất, đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật cao; xây dựng và đổi mới phong cách tiếp xúc, giao tiếp giữa cán bộ y tế và bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác KCB, đáp ứng với nhu cầu KCB ngày càng cao của nhân dân.

Thứ năm, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong toàn ngành đi đôi với việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho những năm tới; quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động; thực hiện quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ gửi đi đào tạo ở nước ngoài phục vụ cho các đề án phát triển kỹ thuật dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao; tiếp tục bổ sung đội ngũ viên chức y tế tại các BV tuyến huyện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa; phấn đấu đạt 100%  trạm y tế xã có bác sĩ làm công tác KCB.

Thứ sáu, chú trọng đẩy mạnh công tác dược và đầu tư trang thiết bị y tế. Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị ở các BV, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện chương trình thuốc thiết yếu, bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng trong KCB và dự trữ phòng cho thảm họa, thiên tai; đầu tư bổ sung các trang thiết bị cơ bản và từng bước hiện đại hóa trang thiết bị cho cơ sở KCB bằng nguồn TP cấp và nguồn thu tại các đơn vị nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng khám và điều trị.

Thứ bảy, tăng cường quản lý, bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực được đầu tư; triển khai dự án xây dựng cơ bản đã được phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã phê duyệt trước năm 2010 như: BV Đa khoa Đức Giang, BV Thanh Nhàn, BV Phụ sản Hà Nội giai đoạn II, BV miền núi Ba Vì, BV Đa khoa Xanh-Pôn cơ sở II, BV Đa khoa huyện Gia Lâm; khuyến khích các đơn vị huy động vốn, đẩy mạnh các dịch vụ y tế.

Thứ tám, thực hiện tốt Nghị định 69/2008NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng BV đa khoa, chuyên khoa; tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong các công tác chuyên môn như: Cấp cứu y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản, đầu tư trang thiết bị y tế cho cơ sở KCB, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS, đào tạo cán bộ chuyên môn…

Cuối cùng là xây dựng và triển khai thực hiện các đề án phát triển y tế. Trong đó, hoàn thiện và triển khai Đề án “Quy hoạch phát triển hệ thống bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030”;  nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống giám sát và xử lý các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Hà Nội; xây dựng quy trình chuẩn về quản lý, vận hành, sử dựng máy móc, trang thiết bị y tế, sử dụng năng lượng hiệu quả tại các đơn vị trong ngành Y tế; nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước và chuyên môn cho cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thủ đô; triển khai các dự án xây dựng cơ sở y tế mới như: Công trình BV Nhi Hà Nội, BV Mắt Hà Nội, BV Đa khoa Ba Vì, BV Tim Hà Nội, Tổ hợp BV 1.000 giường với đội ngũ cán bộ giỏi, trang thiết bị hiện đại (tại huyện Mê Linh) đáp ứng với nhu cầu KCB và chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân Thủ đô…

 + Xin trân trọng cảm ơn GS.TS!

 Lê Nguyễn Khôi

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm