Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhìn đa chiều về “lễ hội bạo lực”

Thứ ba, 03/03/2015 - 06:52

(Thanh tra)- Những lễ hội dân gian có tuổi đời cả trăm năm, thường mang đậm tính lịch sử văn hóa. Nhưng cho đến nay khi đời sống văn hóa, dân trí phát triển, đất nước hội nhập thì đã có một số lễ hội được xem là mang tính bạo lực, cần loại bỏ hoặc có sự thay đổi cho hợp thời?

Những lễ hội Xuân luôn thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Việt, tưởng nhớ công đức tổ tiên, giữ gìn truyền thống

Bạo lực hay tinh thần thượng võ của người Việt?

Lễ hội là một thực thể vận động trong không gian, thời gian, trong dòng chảy lịch sử, có cái được đắp bồi và cũng có cái đã bị phôi pha. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nước ta có gần 8.000 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, mỗi lễ hội có một dáng vẻ khác nhau.

Dễ nhận thấy, hầu hết lễ hội đều có xuất phát điểm từ những cuộc chiến tranh liên miên trong lịch sử đau thương nhưng đầy tự hào của dân tộc ta. Trải qua thăng trầm tích lịch sử, những tinh thần quý báu đó luôn lưu truyền và thẩm thấu vào dân gian qua một hình thức văn hóa độc đáo, đó là: Lễ hội. Hiển nhiên, sẽ có không ít lễ hội sẽ mang đậm tinh thần chiến đấu, tính thượng võ như một sự bảo lưu bền vững qua nhiều thế hệ

Chúng ta có thể thấy việc “cướp hoa tre” trong lễ hội đền Gióng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội dẫn đến đánh nhau xuất phát từ tục lệ rước “hoa tre”. Trước đó, vốn là “hoa tre”, thường dùng để tranh cướp trong ngày hội mang hình sinh thực khí dương. Theo quan niệm dân gian, ai cướp được “hoa tre” thì sẽ gặp nhiều may mắn. Đám rước nước từ đền Gióng sang đền Mẹ với ý nghĩa lấy nước của giếng Mẹ rửa khí giới của Gióng trước khi xung trận đã là lễ rước nước cầu đảo (cầu mưa)...

Hay như tục “đi chợ đánh nhau cầu may phiên chợ Chuộng” diễn ra ngày mùng 6 Tết hàng năm ở bãi đất trống bên cạnh sông Hoàng, thuộc làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa cũng có nguồn gốc từ một sự kiện lịch sử.

Tương truyền, vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng. Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ. Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm cho quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.

Gần đây nhất, dư luận và các tổ chức bảo vệ động vật cũng đã lên tiếng về tục lệ chém lợn ở thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mang màu sắc bạo lực, cần loại bỏ.

Lễ hội chém lợn có nguồn gốc liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: Lễ hội chém lợn tế thánh, qua tích cổ lưu truyền một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này. Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu.

Những tranh luận “nóng bỏng” dưới góc nhìn đa chiều

Hầu hết các lễ hội đều có lịch sử hàng ngàn năm, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc, thẩm thấu vào sâu trong dân gian. Lễ hội chính là niềm tự hào, là cách để con cháu tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên. Vậy tại sao phải thay đổi nó theo hướng “kịch bản hóa” để đáp ứng sự thỏa mãn về cái gọi là “phi bạo lực” theo quan điểm của một số người thuộc địa phương, đất nước khác?

Theo ông Phạm Đình Tân, Người phát ngôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: "Đừng lấy lý do truyền thống của cộng đồng. Cộng đồng của làng chém lợn có lớn bằng cộng đồng còn lại không? Theo dõi phản ứng của dư luận qua các báo, tôi thấy phần đa độc giả phản đối lễ hội chém lợn. Một số người dân và nhà nghiên cứu ủng hộ duy trì nghi thức đó là có tư duy bảo thủ".

Ý tưởng dừng ngay lễ hội không chỉ được nhiều quan chức ủng hộ mà còn được cả những cư dân mạng chưa bao giờ biết về lễ hội này hùa theo số đông, đứng vào nhóm phản đối. Tuy nhiên, dân làng Ném Thượng cũng như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian lại có những lý do của riêng mình.

GS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho rằng, nên để người dân giữ nguyên tục chém lợn truyền thống. "Việt Nam tham gia Công ước Bảo vệ động vật hoang dã chứ chưa có công ước nào bảo vệ động vật nuôi. Loài lợn ở đây là động vật nuôi và nghi thức chém lợn là nghi thức hiến sinh để người dân địa phương dâng lên vị thành hoàng họ tin tưởng, món thực phẩm ngài đã dùng khi sinh thời. Ta nên tôn trọng ý nguyện cộng đồng là để họ duy trì nghi thức truyền thống bởi hơn ai hết, cộng đồng là nơi lưu giữ bảo vệ tốt nhất di sản của họ".

Và hơn ai hết, những người dân địa phương nơi có lễ hội diễn ra đều không muốn thay đổi từ hàng trăm năm nay. Ông Trần Văn Đức, Trưởng ban Tổ chức lễ hội làng Ném Thượng cho biết: Nghi thức cúng tế thần linh truyền thống của làng mình với ý nghĩa tốt đẹp là tôn vinh công lao của thành hoàng Đoàn Thượng, nhắc nhở con cháu về truyền thống anh dũng và cầu cho mùa màng bội thu... Người dân cho rằng, lễ hội không vi phạm pháp luật và để giữ gìn bản sắc quê hương nên muốn duy trì hình thức chém lợn ở sân đình!

Theo quan điểm của nhiều người, các cơ quan quản lý không nên duy trì quan điểm “thấy khó thì cấm”. Việc cần làm là giữ nguyên lễ hội nhưng thay đổi cho phù hợp với các nguyên tắc tổ chức lễ hội thành công, an toàn, văn minh lịch sự. Ví như tục “cướp hoa tre” ở hội Gióng chắc chắn sẽ có cảnh người dân lao vào tranh lộc vì đây là truyền thống. Không nên cưỡng ép dừng phần rước này mà nên tổ chức thay gậy tre bằng ống nhựa mềm.

Hay như lễ hội chém lợn tế thánh ở làng Ném Thượng có thể thay đổi theo hướng vẫn chém lợn ở sân đình nhưng thay vì lợn thật có thể chém tượng trưng lợn bằng bột. Phần rước “cụ ỉn” sẽ giữ nguyên nhưng sau đó các “cụ ỉn” sẽ được giết mổ ở sân sau đình làng.

Có như vậy, lễ hội truyền thống sẽ vẫn mãi duy trì nét văn hóa xưa và “thích nghi” với xu thế thời đại khi đất nước hội nhập.

Quang Đông

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm