Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/03/2011 - 09:55
(Thanh tra)- Qua sách báo, dư luận, chúng tôi nhận thấy: Hiện nay, nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) phục vụ trực tiếp có hiệu quả cho quốc kế dân sinh. Nhưng, chủ yếu vẫn trên lĩnh vực: Nông nghiệp, giao thông, giáo dục, y tế... Còn trên lĩnh vực khác thì vẫn từng bước, theo định hướng.
Một số bộ, ngành rất quan tâm đến công tác NCKH và đã thu được những thành công lớn, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, chuyên môn hóa, nâng cao hoạt động nghiệp vụ, tăng cường cải cách hành chính có hiệu quả... Dù kinh phí còn hạn hẹp, công việc quản lý nhiều, nhưng có lãnh đạo vẫn đầu tư công sức đọc, nghiên cứu hàng tập sách dày, hàng tập tài liệu liên quan đến nhiều bộ ngành, nhiều thời kỳ lịch sử, nhiều nhân chứng và sự kiện... Do đó, công trình đã có hiệu quả lớn, được đánh giá cao, được dư luận trong, ngoài ngành và bạn bè quốc tế khâm phục! Có công trình được đưa vào ứng dụng thực tiễn ngay, tạo ra những giá trị chân chính. Có khi tạo nền tảng cho thành công của một dự án luật, hoặc pháp lệnh... Có nghiên cứu được đề nghị nâng cao và đưa vào thành giáo trình nghiên cứu, giảng dạy và trở thành tư liệu quý với những kết quả đáng trân trọng!
Tuy nhiên, vẫn đang có tình trạng nghiên cứu tràn lan, nặng về số lượng, do phân chia theo ngành, lĩnh vực, bộ phận... Tiền Nhà nước rót về có ngành e tiêu không hết cho lĩnh vực NCKH. Và dĩ nhiên có sự: NCKH của ngành chỉ là trang trí, trang hoàng rất lộng lẫy, với nhiều công trình có tên rất kêu, tiêu đề hoành tráng (chưa kể hiện tượng đạo văn và trùng lắp)... nhưng lại đắp chiếu sau khi công bố hoặc nghiệm thu!
Nghiên cứu để làm gì? Tầm quan trọng của nó? Giá trị thực tiễn, cấp bách?... Công trình cần đến mức nào? Đó là những câu hỏi cần phải giải quyết ngay từ trong trứng nước chứ không phải là việc rút kinh nghiệm sau một nhiệm kỳ, hay sau một năm tổng kết.
Dĩ nhiên, 50% các công trình NCKH trong các lĩnh vực tư pháp, hành pháp mà được triển khai thực hiện có hiệu quả đã là một thắng lợi rực rỡ. Nhưng, nếu chọn lựa, cân nhắc để ít mà tinh mà hữu ích, đỡ tốn giấy mực, ban bệ, tốn cơm dân tiền nước... thì tốt biết bao! Vì cũng có công trình nghiên cứu khi công bố, chủ nhiệm đề tài có vẻ không nắm được phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu dẫn đến thiếu thực tế, thực tiễn, công trình thành ra na ná như bao công trình, sách vở khác. Nhiều công trình thiếu hẳn số liệu khảo sát, viết chung chung, thiếu dẫn dụ, thiếu so sánh, đối chiếu nói gì đến lập luận, lôgíc sự việc... Có ý kiến cho rằng nó ba cha bảy mẹ, lắp ghép dối trá, nói công trình của ngành nào cũng được... Nhưng rồi: Dĩ hòa vi quý ; trời của ta, đất của ta, ngành của ta... và ta phải bỏ phiếu cho... thắng lợi!
Để khắc phục tình trạng trên, hy vọng ngành Thanh tra sẽ có chuyên đề thanh tra diện rộng, phối hợp với các bộ, ngành “ lôi ra” các công trình nghiên cứu “tồn đọng” không sử dụng được để công cuộc chống tham nhũng ngày càng có hiệu quả hơn.
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà