Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 25/08/2011 - 10:04
(Thanh tra)- Thời gian qua, những thông tin xung quanh việc tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm ít nhiều đã gây hoang mang trong xã hội. Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Ngô Thị Thúy Hằng, người có nhiều kinh nghiệm, tư vấn thông tin trong việc tìm mộ liệt sĩ trong vai trò đứng đầu trang web www.nhantimdongdoi.org (xem thêm bài "Đài tưởng niệm liệt sỹ trực tuyến: Tôn vinh anh hùng liệt sỹ Việt Nam", Báo Thanh tra Cuối tháng 7/2010) cho rằng, một phần nguyên nhân là do các cơ quan chức năng chưa cung cấp thông tin rộng rãi đến thân nhân liệt sĩ.
Thiếu thông tin dẫn đến nhiều hệ lụy
- Gần đây, không ít tờ báo phản ánh việc tìm mộ liệt sĩ bằng hình thức áp vong, chị đánh giá như thế nào về vấn đề này?
+ Các bài báo gần đây đã phản ánh hiện tượng: Một số địa phương xuất hiện các trung tâm tìm mộ liệt sĩ, tập trung ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Phần lớn các “nhà ngoại cảm” đều có chung một hình thức là áp (đưa) vong hồn liệt sĩ vào người nhà để chỉ ra phần mộ. Theo đó, mỗi gia đình tự lập một bàn thờ với đầy đủ lễ vật và có giấy báo tử, di ảnh của liệt sĩ để gọi vong; sau đó, các trung tâm này tổ chức xe đi đón hài cốt liệt sĩ nếu gia đình có nhu cầu. Tuy nhiên, thực tế có thông tin không tìm thấy hài cốt mà chỉ có đất đen, hoặc chỉ mộ vô danh tại các nghĩa trang liệt sĩ, hoặc liệt sĩ hy sinh ở điểm A nhưng lại tìm nắm đất hay phần mộ vô danh tại điểm B. Trong khi đó, chi phí cho một lần đi tìm mộ liệt sĩ cũng lên đến vài chục triệu đồng…
- Điều dư luận băn khoăn, vì sao tại thời điểm này lại xuất hiện nhiều trung tâm tìm mộ liệt sĩ như vậy?
+ Việc xuất hiện nhiều trung tâm tìm mộ liệt sĩ như hiện nay, theo tôi là hậu quả của việc gia đình liệt sĩ thiếu thông tin và thiếu một cơ quan chuyên trách về việc này theo đúng nghĩa. Bởi, hai cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thông tin về liệt sĩ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Bộ Quốc phòng cho đến thời điểm này chưa cung cấp thông tin rộng rãi đến thân nhân liệt sĩ. Trước đây, Bộ Quốc phòng có một bộ phận tiếp thân nhân liệt sĩ và cung cấp thông tin về đơn vị chiến đấu, nơi hy sinh và trường hợp hy sinh của liệt sĩ. Nhưng số lượng thân nhân liệt sĩ biết đến địa chỉ này không nhiều và bộ phận này chỉ làm việc tuần/buổi. Còn, Bộ LĐ-TB&XH - cơ quan chính quản lý thông tin về liệt sĩ đã được quy tập thì có Cục Chính sách và Người có công. Tôi từng đến đó nhưng thường họ bảo về địa phương mà tìm hiểu. Như vậy, nếu hai Bộ này cùng bắt tay nhau trong việc hỗ trợ thông tin về liệt sĩ cho các gia đình thì chưa chắc đã xảy ra những hệ lụy thời gian qua như: Có người đi áp vong mà hoảng loạn phát điên ở Đô Lương, Nghệ An. Hoặc, cũng có hiện tượng, nhiều gia đình băn khoăn hài cốt đem về liệu có phải hài cốt của liệt sĩ nhà mình không hoặc có gia đình mất hòa khí vì bất đồng quan điểm, tốn kém nhiều về kinh tế.
Nên có những hành động, dự án thiết thực hơn
- Là người đứng đầu một trang web về tìm kiếm mộ liệt sĩ khá uy tín ở Việt Nam, từng giúp khá nhiều gia đình tìm được liệt sĩ, bà có những đề xuất gì để góp phần giải quyết vấn đề trên?
+ Theo tôi, thay vì tập trung vào giải mã phiên hiệu thì nên lập kế hoạch hoặc đẩy nhanh việc cung cấp thông tin về nơi hy sinh và trường hợp hy sinh của liệt sĩ đến tận gia đình liệt sĩ thì sẽ thiết thực và đáng quý hơn nhiều. Nếu được, Bộ Quốc phòng nên có một tổng đài số giống như 113 để ai có thông tin về nơi có hài cốt liệt sĩ thì tổng đài này có thể tiếp nhận, kiểm tra thông tin và tiến hành quy tập ngay. Nếu làm tốt điều này sẽ tránh được tình trạng gia đình liệt sĩ phải tự tổ chức tìm kiếm, đào bới vừa tốn tiến, vừa nguy hiểm.
Về phía Bộ LĐ-TB&XH, tôi được biết có một dự án về tìm mộ liệt sĩ. Hy vọng, dự án này sẽ được công bố rộng rãi và triển khai đúng tiến độ. Nếu có thể, trước khi Bộ trình Chính phủ phê duyệt, tại thời điểm dự án đang lấy ý kiến của nhiều đơn vị thì nên công khai tới thân nhân liệt sĩ và để họ có thể đóng góp ý kiến cho dự án tốt hơn. Với trung tâm của chúng tôi cũng không ngoại lệ, nếu Bộ LĐ-TB&XH cần sự hợp tác, hệ thống tình nguyện viên của chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ các các thân nhân liệt sĩ trên cả nước.
Về phương pháp, nếu lấy được mẫu xương liệt sĩ ngay khi quy tập để làm xét nghiệm AND thì đó quả là một ý tưởng tuyệt vời và cần có công văn chính thức tới tất cả đơn vị quy tập, các sở LĐ-TB&XH và các bộ chỉ huy quân sự các địa phương để có thể triển khai đồng bộ.
+ Xin cảm ơn bà!
Hữu Oanh (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà