Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 27/03/2013 - 06:54
(Thanh tra)- Mặc dù, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp như Đề án 1816, thí điểm mô hình bệnh viện (BV) vệ tinh, bác sĩ gia đình, thí điểm bác sỹ trẻ về 62 huyện nghèo; ngành Y tế tập trung đổi mới công tác khám chữa bệnh; đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh, thế nhưng, quá tải BV vẫn luôn là thách thức.
Hàng loạt giải pháp đã được triển khai, tuy nhiên, tình trạng xếp hàng cả tiếng mới đến lượt khám chữa bệnh vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh: Phương Anh
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, năm 2012, cả nước đã tăng được 11.599 giường bệnh theo kế hoạch và 12.711 giường bệnh thực kê. Đồng thời, các BV đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Cụ thể, triển khai dịch vụ 1080 hẹn khám, đã giảm được thời gian chờ làm thủ tục của người bệnh trong quy trình khám bệnh được từ 15 - 50 phút tại các BV Nhân dân Gia Định, BV Cấp cứu Trưng Vương (TP HCM).
Bác sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thời gian qua, công tác khám chữa bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu khám bệnh tăng cao, giảm tải chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là, tình trạng vượt tuyến vẫn diễn ra phổ biến.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận, tình trạng quá tải vẫn diễn ra trầm trọng, nhất là các BV lớn ở Hà Nội và TP HCM. Người dân đi khám chữa bệnh rất bức xúc, mệt mỏi vì phải chen chúc, chờ đợi hàng giờ mới được khám bệnh, thậm chí mất cả ngày mới có được kết quả xét nghiệm, chiếu chụp. “Muốn giảm tải BV, thay đổi bộ mặt BV, trước mắt, các đơn vị phải tập trung cải tạo khoa khám bệnh. Khoa khám bệnh của nhiều BV hiện nay nhếch nhác, bẩn thỉu, bệnh nhân nằm, ngồi vạ vật chờ đợi... không thể chấp nhận được", Bộ trưởng Y tế nói.
Đề án “Giảm quá tải BV giai đoạn 2013 - 2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và làm hài lòng người bệnh. Theo đó, Bộ Y tế và các BV phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở, xây dựng mạng lưới BV vệ tinh nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện và liên tục.
Cùng với đó, Bộ Y tế tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây mới các cơ sở khám chữa bệnh, dự kiến sẽ có khoản kinh phí tới 4.500 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp một loạt BV tuyến tỉnh nhằm thu hút người bệnh, giảm tải cho BV tuyến T.Ư.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ sớm ban hành quy định về quy trình khám chữa bệnh nhằm giảm tiêu cực, phiền hà, bức xúc của người dân khi đi khám chữa bệnh. Đồng thời, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh, tăng cường giáo dục nâng cao y đức, tinh thần thái độ ứng xử, chăm sóc bệnh nhân của cán bộ y tế với mục tiêu đặt sự hài lòng của người bệnh lên hàng đầu.
Tại Đề án “Giảm quá tải BV giai đoạn 2013 - 2020” có quy định: “Các BV hạt nhân phải có nhiệm vụ chuyển tuyến người bệnh ở giai đoạn hồi phục về điều trị tại BV vệ tinh và ngược lại, BV vệ tinh không chuyển bệnh nhân bệnh tình nhẹ lên tuyến trên, trừ trường hợp ngoài khả năng điều trị của mình”. Nhiều lãnh đạo BV cho rằng, bệnh nhân vượt tuyến là do họ chưa tin chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới nên không thể ép bệnh nhân bệnh nhẹ cứ phải ở lại tuyến dưới điều trị và cũng không thể xử phạt BV tuyến trên nếu điều trị cho bệnh nhân nhẹ.
Theo Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, khoảng 60% bệnh nhân nhập viện BV Bạch Mai (Hà Nội) và Chợ Rẫy (TP HCM) không có giấy giới thiệu của tuyến dưới. Tỷ lệ này lên đến 90% tại BV Phụ sản T.Ư và BV Nhi T.Ư. Bộ Y tế cho rằng, nên thay đổi quy định, được chi trả 30% khi vượt tuyến để hạn chế bệnh nhân tự ý lên T.Ư chữa bệnh. Tuy nhiên “siết chặt” chuyển tuyến sẽ khiến bệnh nhân khó khăn vì quy định chỉ chuyển tuyến vì lý do vượt quá khả năng chuyên môn, vì lý do cấp cứu hiện vẫn chưa rõ ràng. Ngoài ra, năng lực chuyên môn giữa các tuyến rất chênh lệch khiến có ca nặng vẫn bị giữ lại đến khi nguy cấp mới được chuyển đi làm tăng nguy cơ tử vong.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà