Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 10/10/2012 - 06:50
(Thanh tra) - Nhìn dòng sông Đồng Nai yên bình lặng lẽ vậy, nhưng ít ai biết dưới đáy sông ở độ sâu 40 mét nước ấy, cũng có những người thợ. Họ lặn vì những mưu sinh từ phế liệu của dòng sông này... Đó là những người thợ cắt sắt ở doanh nghiệp tư nhân Biển Đông (Lý Sơn, Quảng Ngãi), người dân quen gọi họ là những người lặn dưới đáy biển, lòng sông.
Anh Trần Đình Xem, phía sau là cần cẩu đang cẩu mũi tàu
Trần Đình Xem, 38 tuổi, quê Lý Sơn, Quảng Ngãi, bảo: “Nghề thợ lặn là nghề đặc biệt, bởi liên tục làm việc ở đáy sông, đáy biển sâu. Công việc này cực nhọc lắm, kiếm được miếng cơm manh áo phải đổ khá nhiều công sức, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng”.
20 năm trước, khi còn trai trẻ, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, để phụ giúp cha mẹ nuôi các em, Xem bỏ học dở chừng để theo nghề lặn bắt hải sâm. Phải mất nửa năm học cách lấy hơi và rèn sức, Xem mới lặn được độ sâu 20 mét.
Nếu những ngư phủ khác chỉ lặn sâu tối đa là 40 mét, thì Xem đã có thể lặn làm việc liên tục trong 2 giờ ở độ sâu 60 mét. Ở cái tuổi 38 mà Xem đã có hàng ngàn lần lặn dưới đáy biển. “Nghề này nhọc lắm anh à, có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào, hoặc tai nạn lao động đến tàn phế. 10 năm em làm thợ lặn cắt sắt, chứng kiến đồng nghiệp qua những vụ tai nạn, có trường hợp đến tàn phế, em không thể nào quên”, Xem chia sẻ.
Để làm được nghề này, Xem nói, không có một tiêu chuẩn nào, kinh nghiệm là chính, và một sức khỏe tốt, không bệnh tim mạch, bệnh máu đông và các bệnh hô hấp là tiêu chuẩn hàng đầu. Khi được hỏi, làm công việc này, khó khăn nhất là gì. Xem không trả lời ngay, mà quay người lại nhìn về chiếc cẩu đang cẩu một phần mũi tàu, giọng anh chùng xuống buồn buồn: “Khó khăn nhất khi đang cắt vỏ tàu, gặp phải nước đục phù sa sẽ làm mù kính lặn. Xem kể, có lần anh đang cắt đáy tàu bất ngờ nhớt từ khoang chứa phụt ra đen đặc, anh không nhìn thấy gì, mắt mờ đi, chân tay tê cóng, không thở được. Anh phải cố hết sức ngoi lên mặt nước và được mọi người cứu chữa kịp thời.
Làm dưới đáy sông dễ bị ngộp thở, vì sức ép của nước sông nặng hơn nước biển. Trong gần 2 giờ, mỗi người cắt 1 đường dài chừng 8 mét, tức là hết một bình ô xy nặng 70kg/1.800 mét khối khí”.
Từng chứng kiến đồng nghiệp thiệt mạng. Xem kể, lần ấy, khi cắt xong vỏ tàu, bốn anh em đang luồn buộc cáp vào phế liệu để cẩu lên. Cẩu bất ngờ gãy, toàn bộ khối sắt nặng 60 tấn đè bẹp một người xuống bùn đen. Hơn một ngày sau mới đưa xác lên bờ. Nhìn thương tâm lắm. Dĩ nhiên được chủ bồi thường, nhưng không gì bù đắp được nỗi đau...
Như quê Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Hằn trên khuôn mặt già nua chai sạm, mái tóc cứng như rễ tre là đôi mắt căng lồi, khó ai có thể tin Như chỉ vừa bước vào tuổi 30. Như bảo: “Làm ở đáy sông nước đục, phải căng mắt nhìn mới có thể cắt được”. Tôi hiểu vì sao mắt anh Như lại căng lồi như thế.
Cũng như Xem, trước khi làm nghề lặn cắt sắt, Như có gần 10 năm làm ngư phủ, theo chủ dong tàu ra tận vùng biển Đá Lát - Trường Sa mò ốc và hải sâm. Nói về căn bệnh thường gặp khi làm việc ở đáy biển, Như cho biết, chủ yếu là bệnh tê liệt chân tay, có người chấp nhận tàn phế cả đời. Nguyên nhân tê liệt là do lặn sâu, sức ép của nước làm tắc nghẽn mạnh máu. Có nhiều người bị bí tiểu, hoặc vỡ bàng quang, sẽ không qua khỏi, nếu không được cấp cứu kịp thời. Bởi vậy, trước khi lặn xuống đáy biển phải vận động thật kỹ cho người nóng lên, thông mạch, không được ăn quá no... Nguy hiểm vậy, nhưng bù lại, theo Như thì tiền lương 10 đến 20 triệu đồng/tháng cũng không đến nỗi.
Khó có thể hình dung được những khó khăn gian khổ, hiểm nguy của những người thợ lặn cắt sắt. Công việc mà các anh đang làm, ngoài cuộc sống mưu sinh, còn giúp cho dòng sông thêm sạch, đỡ phần ô nhiễm.
Mai Thắng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền