Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mỗi thầy, cô là một chiến sĩ của Đảng

Thứ hai, 19/11/2012 - 21:07

(Thanh tra)- Giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Do điều kiện kinh tế của đất nước còn hạn chế nên điều kiện cơ sở vật chất các trường học và đời sống vật chật cho các thầy, cô còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều thầy, cô giáo đã vượt lên trên những khó khăn, vì tình yêu nghề đã không quản ngại vất vả, gian nan, tình nguyện đi dạy ở vùng hải đảo xa xôi. Để rồi, tình yêu của người dân đảo đã khiến những thầy, cô giáo ở lại xây dựng cuộc sống và gắn bó với học sinh nghèo nhưng hiếu học nơi đây.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng Bằng khen cho những thầy, cô giáo có nhiều cống hiến cho giáo dục ở vùng hải đảo. Ảnh: Q.Minh

Bám trường, bám lớp

Đang giảng dạy ở thành phố, nhưng khi nhận được sự vận động của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cô Dương Thị Mỹ Hằng đã tình nguyện ra giảng dạy ở huyện đảo. Trước khi đi, Phòng Giáo dục và Đào tạo có cam kết, sau 3 năm công tác sẽ tạo điều kiện cho cô vào trong đất liền. Nhưng tình yêu nghề, yêu trò nơi đảo xa,  cô đã tình nguyện ở lại, và tính tới nay, đã được 23 năm.

Nhớ lại khoảng thời gian đầu khi quyết định xung phong ra đảo dạy học, cô Hằng xúc động kể lại: “Lần đầu bước chân lên đảo Phú Quốc, nhìn thấy trường học là một cái đình cũ mà người dân sửa sang lại thành 3 lớp học, tôi thấy chạnh lòng. Ngày đó, học trò còn ít, em nào nhìn cũng còi đét bởi suy dinh dưỡng. Khi thấy cô giáo trẻ đến, các em mừng quýnh khiến tôi cảm động vô cùng. Sống ở vùng đất với bốn bề sông nước, lại gắn với cuộc sống di dân, sống theo mùa vụ nên trẻ em nơi đây có lối sống tự do. Chính vì thế, việc giáo dục cho các em kĩ năng sống là điều quan trọng đầu tiên mà tôi hướng đến. Trong phương pháp dạy học của mình, tôi thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, mở các cuộc thi “Chúng em kể chuyện về Bác Hồ”, nêu gương người tốt việc tốt để giờ học thêm thú vị.

"Ngoài cách dạy truyền thống, tôi đã lồng ghép các phương pháp dạy học như kể chuyện, đàm thoại, dạy học theo nhóm, dạy học đóng vai, trò chơi… Thế rồi, lời hứa 3 năm sẽ quay trở lại đất liền không trở thành hiện thực nhưng niềm hạnh phúc thì lại vô bờ bến, khi tôi tiếp tục được cống hiến cho học trò vùng đất đảo. Người yêu tôi đã rất thông cảm với tình yêu nghề của tôi nên đã quyết định chuyển công tác ra đảo cùng với tôi. Quyết định này đã mang đến cho chúng tôi một gia đình hành phúc và 2 đứa con ngoan ngoãn hiện nay” - cô Dương Thị Mỹ Hằng chia sẻ thêm.

Cũng như cô Hằng, câu chuyện của cô Nguyễn Thanh Thêm, Hiệu trưởng trường Mẫu  giáo xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau khiến cho nhiều người cảm động. Từ một phó hiệu trưởng tại một trường mầm non ở thị trấn Năm Căn, chị Thêm làm đơn tình nguyện xin lãnh đạo Phòng Giaó dục và Đào tạo về Đất Mũi Cà Mau để mở trường mẫu giáo. Lớp học không có, phải mượn một phòng của trụ sở ủy ban xã với 36m2 làm nơi nuôi dạy học sinh. Không sân chơi, không hàng rào, không cây xanh bóng mát, ban ngày là lớp học, tối đến là nơi nghỉ và sinh hoạt của chị. Những năm đầu chỉ có một mình, để có học sinh đến lớp, chị phải đi đến từng nhà bà con để tuyên truyền, vận động họ đưa các cháu đến trường. Được 24 trẻ đến lớp, lớp học mầm non đầu tiên được thành lập, chị đã vui đến rơi nước mắt, nhưng cũng lo lắng không sao ngủ được, bởi điều kiện ở đây khó khăn quá. Khó khăn nhọc nhằn là thế, nhưng bản thân chị luôn xác định, mình là giáo viên tình nguyện đi vùng sâu để mở lớp học nên dù khó khăn vất vả đến mấy cũng phải quyết tâm vượt qua.

Nghề thầm lặng

Cảm động trước những câu chuyện của các nữ giáo viên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bộc bạch: “Nghề giáo là một nghề rất thầm lặng, những đóng góp của các thầy, các cô cần phải có sự hi sinh và chia sẻ. Những điều các cô tâm sự hôm nay chỉ mới là 1/10 sự thật, và mới nói cái được, còn sự hi sinh chịu đựng thì nói rất ít. Các cô là những người chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận giáo dục. Chúng tôi, những người đã từng làm nghề giáo, làm cha làm mẹ luôn luôn thấm thía công ơn của các cô”.

Để động viên tinh thần của thầy cô, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ví von: "Nếu khó khăn quá có lúc nào các cô nản không ạ? Những lúc đó hãy nghĩ lại thời chống Pháp, chống Mỹ. Ngày đó, chỉ có con đường chiến đấu mà giành độc lập dân tộc thôi. Bây giờ hòa bình rồi, chỉ có giáo dục mới tạo nền tảng cho đất nước đi lên. Chính vì thế, mỗi thầy cô giáo cũng là một người chiến sĩ trong thời kì xây dựng, phát triển đất nước. Còn khó khăn hơn nữa thì hãy nghĩ đến Bác Hồ. Bác đi nước ngoài bằng “3 không” (không hộ chiếu, không có tiền lương và không có nơi ở). Một mình “3 không” nhưng Bác đi 30 năm để tìm đường cứu nước. Do đó, nếu thầy cô giáo nào thấy khó khăn gần 10 năm, thậm chí là 20 năm nay thì xin hãy ráng chịu và mong rằng 10 năm tới đỡ cực hơn. Các cô phấn đấu nhưng Chính phủ sẽ để các cô 10 năm tới không phải khổ cực như thế này.

"Thay mặt những bậc làm cha, làm mẹ tôi xin gửi tới các thầy, cô giáo nói chung và những thầy, cô giáo đang dạy ở vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn sự ghi nhận sâu sắc, lời cảm ơn chân thành và chúc các cô, các đồng nghiệp của mình cùng với các thầy tiếp tục gắn bó với nghề, góp phần tạo tự hào mình là nhà giáo của Đất nước, dân tộc Việt Nam anh hùng” - Phó Thủ tướng nhắn nhủ.


Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất