Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lãng phí, thiếu trách nhiệm

Thứ tư, 22/05/2013 - 07:11

Đó là ý kiến chung của một số đại biểu Quốc hội khi nhận xét về việc thực hiện dự án ứng dụng điện năng lượng mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc, được thực hiện tại 70 xã đặc biệt khó khăn, qua loạt bài điều tra “Tiền tỉ phơi mưa nắng”.

Những thiết bị của dự án điện năng lượng mặt trời nằm “đắp chiếu” tại UBND xã Chiềng Nơi từ năm 2011 đến nay vẫn chưa được lắp đặt (ảnh chụp ngày 11/5/2013). Ảnh: Minh Quang

>> Kỳ 1: Lật tẩy một bản báo cáo đẹp
>> Kỳ 2: Làm xong, bỏ đó
>> Kỳ 3: “Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm”

Đại biểu Quốc hội đề nghị lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giải thích rõ về những thông tin mà cử tri và báo nêu.

Nhiều câu hỏi cho Ủy ban Dân tộc

“Đó là tiền đi vay, hàng triệu euro. Và đó là một dự án mà nếu nhìn vào mục đích thì rất nhân văn, rất đáng làm. Nhưng những thông tin và hình ảnh được đăng tải trên báo chí thì thật đau xót, trớ trêu: nơi thì trạm điện thành chỗ trú ngụ cho trâu bò, dây nhợ chằng chịt, các cặp ăcquy hoen gỉ, làm xong rồi lại bỏ hoang không sử dụng; nơi thì thiết bị phơi mưa nắng cả năm trời, chưa lắp đặt...

Nhưng báo cáo thì nói đã hoàn thành, đã nghiệm thu. Không thể chấp nhận được” - ông Lê Như Tiến, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, bức xúc khi trò chuyện với phóng viên.

Ông Tiến đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tôi thấy rất khó hiểu là tại sao người ta lại đi đầu tư ở cả những nơi đã có điện lưới quốc gia? Các xã Trà Đốc, Trà Tân (Trà My, Quảng Nam) ở ngay dưới chân công trình đập thủy điện Sông Tranh 2.

Càng khó hiểu hơn là dự án đầu tư về địa phương nhưng đến trưởng Ban Dân tộc của UBND tỉnh Quảng Nam không biết về dự án đó, tức là không có sự liên hệ, phối hợp với địa phương. Vậy có vấn đề gì đó không bình thường ở đây? Nếu một dự án công khai, minh bạch thì tại sao lại không phối hợp với địa phương để đầu tư vào đúng địa chỉ, đạt được sự đồng thuận cao.

Tại sao Ủy ban Dân tộc - một cơ quan của Chính phủ - quyết định đầu tư cho địa bàn đặc biệt khó khăn mà lại để xảy ra tình trạng như vậy? Vậy mục đích đầu tư là gì? Là để giải ngân hay để làm đẹp cho các bản báo cáo? Tại sao đầu tư mà chính người dân nơi đó người ta không đón đợi, người ta dửng dưng với công trình?

“Chưa nói đến chuyện thất thoát, nhưng rõ ràng đây là một dự án cho thấy sự lãng phí, thiếu trách nhiệm. Lãng phí từ chủ trương, quy hoạch, mục đích đến chọn địa chỉ đầu tư. Đáng buồn là có những địa điểm chưa thi công, lắp đặt nhưng dự án đã được nghiệm thu. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi đề nghị lãnh đạo Ủy ban Dân tộc của Chính phủ xem xét lại dự án này, giải thích rõ những thông tin được cử tri và báo phản ánh” - ông Tiến nói.

“Kiên quyết cắt bỏ”

Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Nguyễn Sỹ Cương cho biết ông cảm thấy xót xa khi đọc các bài báo nhưng đây không phải là chuyện lạ mà nó chỉ là một trong những ví dụ cho thấy sự lãng phí, thiếu trách nhiệm trong không ít chương trình, dự án đầu tư cho miền núi, vùng khó khăn.

Tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tha thiết đề nghị Quốc hội rà soát, xem xét lại toàn bộ các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn khó khăn bởi đang xảy ra tình trạng chồng chéo, lãng phí, thiếu hiệu quả và khó kiểm soát.

“Bộ ngành nào cũng muốn nắm dự án, cũng muốn nắm giữ một ít tiền. Có quá nhiều chương trình, dự án nên mới xảy ra chuyện chồng chéo, giẫm chân nhau, gây lãng phí. Tôi thấy đây là tình trạng các đại biểu Quốc hội rất bức xúc, gay gắt từ kỳ họp trước. Đồng chí bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư cũng đã phát biểu rất thẳng thắn về vấn đề này. Tôi nghĩ chúng ta phải nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước để kiên quyết cắt bỏ những dự án không cần thiết, thiếu hiệu quả, giảm số lượng chương trình mục tiêu và đầu mối thực hiện” - Phó chủ tịch nước nói.

Chính phủ và chủ dự án phải chịu trách nhiệm chính

Trao đổi với phóng viên ngày 17/5 sau loạt bài điều tra về dự án ứng dụng điện mặt trời do Ủy ban Dân tộc làm chủ đầu tư, đại diện Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội cho biết trách nhiệm cuối cùng thuộc về Chính phủ và chủ dự án.

“Trách nhiệm chính thuộc về Chính phủ VN và chủ dự án. Từ phía Phần Lan, chúng tôi cũng phải chịu trách nhiệm với chính phủ và người dân nộp thuế Phần Lan vì trong dự án này, phía Chính phủ Phần Lan tham gia với tư cách là bảo lãnh tín dụng, tức là nếu Chính phủ VN không trả nợ được cho ngân hàng thì Chính phủ Phần Lan phải trả thay” - ông Tomi Särkioja, tham tán Đại sứ quán Phần Lan tại VN, nói.


(Tuổi trẻ)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm