Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ sáu, 21/04/2023 - 13:00
(Thanh tra) - Từ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ quy định lấy ngày 21/4 hằng năm làm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Ảnh minh họa: https://listsach.com/
Năm 2021 và đầu 2022 nước ta bị ảnh dịch Covid-19, nên các hoạt động phát động bị dừng lại. Năm nay nhiều hoạt động của các nhà xuất bản, sở văn hóa nhiều địa phương đã đồng loạt khai trương và phát động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc nhằm tuyên truyền kết nối sách với độc giả và lan tỏa tinh thần đọc sách trong quần chúng nhân dân nhất là giới trẻ.
Nói về sách mới thấy ngành Xuất bản của nước ta đã đổi mới rất nhiều so với trước kia, vì cơ chế thoáng mở của chính sách. Vì nhiều sách nên chọn mua sách gì cũng có, nhất là sách giải trí, kỹ năng cho đến các thể loại sáng tác văn học trong và ngoài nước. Nhưng vì nhiều quá, con người cũng dễ bội thực sách vở. Con người thời đại mới có khi bị loạn các thông tin. Đôi khi muốn tìm hiểu một chủ đề nhưng không dễ chọn cho mình một cuốn sách hay và chuẩn mực về kiến thức. Bởi vậy mới cần những buổi hướng dẫn, định hướng hay cao hơn là ra mắt sách, giới thiệu đến độc giả. Dễ thấy những hoạt động này còn quá ít. Các tiệm sách nhiều lúc nhân viên cũng không có chuyên môn và cũng chẳng ai đọc sách, họ chỉ là người bán sách, nên người mua chỉ còn cách tự tìm hiểu.
Còn các nhà xuất bản thì chủ yếu là liên kết, chạy bản thảo, ra giấy phép xuất bản. Các cuộc thăm dò thông tin thị hiếu độc giả còn ít được chú ý. Vậy nên cứ có người in có lãi, có doanh số là xuất bản. Còn việc bán hay không phụ thuộc vào phát hành hay bản thân tác giả viết sách. Vậy đôi khi có năm đơn vị xuất bản nhiều sách, nhưng sách hay rất ít. Cơ chế thị trường là vậy, đúng luật, có lợi nhuận là làm, còn đọc và chọn lựa thuộc phần khách hàng, độc giả.
Vậy phải chăng đôi khi chúng ta phát động về sách và văn hóa đọc nhưng chúng ta chưa kết nối được hai chủ đề này? Sách vẫn là sách, còn văn hóa đọc vẫn là văn hóa đọc? Thông thường trong các hoạt động này, chúng ta thường thấy kèm theo một số chi tiết như phát quà cho học sinh, phát biểu của lãnh đạo, nói về ý nghĩa của sách trong đời sống và bán sách. Một vài cuộc triển lãm, hội thảo. Nếu chỉ vậy thì khó hình thành văn hóa đọc.
Thống kê gần đây cho thấy người Do Thái, Trung Quốc, Ấ Độ, Nhật Bản, Hungari, Thái Lan, Malaysia là những dân tộc đọc sách chăm chỉ và nhiều nhất thế giới. Không biết họ có ngày riêng cho sách và văn hóa đọc không nhưng trong thời đại số mà họ vẫn yêu thích sách và giành thời gian cho việc đọc thì rõ ràng ở nước họ đọc sách đã định hình thành nếp sống và nét văn hóa.
Nói đến văn hoá, tức là phải định hình trong cách nghĩ và nếp sống như thói quen ăn uống hàng ngày. Bởi vậy văn hoá đọc sách cần thời gian thẩm thấu và lan toả, “mưa dầm thấm lâu”. Nếu như vậy các cuộc phát động nhân một sự kiện nào đó chỉ là những khởi đầu cho hàng chuỗi những hoạt động chiều sâu tiếp theo. Ví như cần có những giải thưởng về bình phẩm một tác phẩm hay ở các thể loại văn học, ký sự, lịch sử, điện ảnh để nhiều người quan tâm đọc; hay phải có nhiều cuộc ra mắt giới thiệu bài bản, khoa học, mời những chuyên gia hiểu biết đến nói chuyện về những bộ sách mang tri thức thời đại thực sự hữu ích tới đông đảo bạn đọc.
Khi con người tìm đến sách như một nhu cầu tự nhiên, thì lúc đó xã hội đã định hình một văn hoá đọc. Còn khi những cuộc phát động nhanh chóng trôi đi, những quán cà phê sách không ai vào đó tìm sách mà chỉ để ngồi điều hoà, lướt mạng, khi những thư viện vẫn vắng độc giả, chỉ có vài người nghiên cứu lên tìm tài lại, thủ thư ngồi xem tin thì rõ ràng ngành Văn hoá, hay ngành Xuất bản cần phải nỗ lực nhiều để có thể đề cập tới một văn hoá đọc đang hình thành trong công chúng.
Trên thực tế, vẫn còn quá nhiều người Việt ta không quan tâm đến sách. Có thể họ có những lý do cá nhân. Dễ thấy, họ vẫn đọc nhưng đọc truyện, xem tin, lướt web trên điện thoại, chứ không phải đọc sách. Bởi vậy nếu nói tới sách và văn hóa đọc, chúng ta còn cả một chặng đường phía trước cần nỗ lực dài. Từ văn hóa đọc mới tạo ra sức mạnh trí thức và sự chuyển đổi trong tư duy hành động, từ đó tạo ra những chuyển đổi về tri thức và vốn xã hội.
Văn hóa đọc không phải chỉ phát động mà có, xem ra ước mơ chúng ta trở thành một dân tộc yêu sách, và ham mê đọc sách vẫn là cả chặng đường phía trước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương