Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khi thầy “ăn chặn” tiền hỗ trợ của trò

Thứ hai, 29/08/2011 - 15:07

(Thanh tra) - Lợi dụng sự lỏng lẻo trong công tác quản lý tài chính của ngành chức năng, 6 lãnh đạo của 5 trường Trung học và Tiểu học tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đã “ăn chặn” tiền hỗ trợ của trò vùng sâu trong quá trình cấp phát tiền hỗ trợ học sinh nghèo.

Trường Tiểu học Quang Trung, xã Ia Broăi - một trong 5 trường có sai phạm trong cấp phát tiền cho học sinh nghèo

Sự việc được phơi bày khi một số người dân trong huyện làm đơn tố  giác hành vi vi phạm của các đối tượng với chính quyền và ngành chức năng. Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là lập khống danh sách học sinh dân tộc thiểu số nghèo và chứng từ giả để nhận tiền hỗ trợ theo Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ (chương trình 135 giai đoạn 2).

Một số học sinh đã nghỉ học từ một, hai năm trước vẫn được lãnh đạo nhà trường đưa vào danh sách nhận tiền hỗ trợ. Thậm chí, nhiều em thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo không đi học vẫn được đưa vào danh sách này. Có trường đã cấp phát theo chủ trương, nhưng lượng tiền chỉ bằng một nửa so với quy định, với lý do: Trường giữ tiền để giữ chân học sinh!

Qua điều tra, với những chứng cứ rõ ràng, các đối tượng đều đã thừa nhận sai phạm. Cuối tháng 7, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa đã ký quyết định thi hành kỷ luật 6 đối tượng. Theo đó, các ông: Nguyễn Đình Phơn, Hiệu trưởng trường THCS Lương Thế Vinh xã Pờ Tó; Ksor Nghĩ, Hiệu  trưởng trường THCS Cù Chính Lan, xã Ia Klăm bị cách chức Hiệu trưởng; ông Nguyễn Văn Tâm, trường Tiểu học Kpă KLơng, xã Ia KDăm bị cách chức Hiệu phó.

Ngoài 3 người bị cách chức, UBND huyện Ia Pa cũng thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với các ông: Mai Văn Hội, Hiệu trưởng trường THCS Lê Lợi, xã Ia Broăi; Trần Văn Đức, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh, xã Pờ Tó và ông Trương Như Tống, Hiệu trưởng trường tiểu học Quang Trung, xã Ia Broăi. Đồng thời, UBND huyện Ia Pa cũng có quyết định xử phạt hành chính với mỗi đối tượng là 5 triệu đồng.

Huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai những ngày này râm ran lời bàn tán về việc UBND huyện vừa có quyết định thi hành kỷ luật đối với 6 lãnh đạo của 5 trường học trong huyện. Người hiểu rõ, người mập mờ nhưng ai cũng lên án hành vi phi đạo đức của 6 thầy giáo ăn chặn tiền hỗ trợ học sinh.

Vụ việc không chỉ cho thấy sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận những người làm công tác giáo dục, mà còn làm lộ ra những lỏng lẻo trong công tác quản lý tài chính ở các địa phương vùng sâu tỉnh Gia Lai.

Ông Ksor Krun, ở làng Chư Mauôk cho biết, ông rất bức xúc khi biết những thầy giáo đứng đầu các trường học, lại có hành vi không trong sạch. Bà con mong các ngành, các cấp xử lý nghiêm minh, đồng thời có những biện pháp ngăn chặn để không xảy ra những vụ việc tương tự.

Sự việc này cũng cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản lý của ngành chức năng liên quan.

Ông Nguyễn Đào Lâm, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai thừa nhận: “Đối với chúng tôi - những người làm công tác quản lý cũng thấy bản thân có trách nhiệm vì quản lý, chỉ đạo vẫn còn thiếu chặt chẽ, nhất là công tác tài chính. Sự phối kết hợp giữa nhà trường với đoàn thể trong nhà trường vẫn còn chưa chặt chẽ và chính quyền còn có sự giao khoán chương trình, dự án mục tiêu quốc gia cho nhà trường, thiếu sự kiểm tra”.

Đây sẽ là bài học lớn trong việc thực hiện các chương trình dự án cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của Gia Lai nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung.

Ông Nguyễn Văn Tư, Chánh Văn phòng UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai cho biết: “Đối với huyện, vi phạm mang tính chất bớt xén, lập chứng từ khống như vụ việc này lần đầu tiên xảy ra. Bài học rút ra sau vụ việc này là các cơ quan chức năng, các cơ quan cấp trên luôn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị cấp dưới. Về phía các đơn vị triển khai thực hiện dự án cũng phải tăng cường tự kiểm tra. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở cũng phải thường xuyên giám sát, phản ánh kịp thời, tránh những vi phạm có thể xảy ra”.

Sai phạm vừa được phát hiện ở huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai có quy mô không lớn, tổng số tiền bị chiếm đoạt ở 5 trường học chỉ gần 90 triệu đồng. Tuy nhiên, nội dung sai phạm lại có mức độ nhạy cảm đặc biệt, đó là những thầy giáo đứng đầu các trường học đã chiếm đoạt tiền của các học sinh nghèo vùng đặc biệt khó khăn, tác động mạnh mẽ đến lòng tin của người dân. Câu hỏi đặt ra là: Liệu Ia Pa có phải là địa phương duy nhất ở Gia Lai có những tiêu cực như thế này?

Công Bắc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm