Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 01/05/2011 - 21:22
(Thanh tra) - Dưới chân đỉnh núi Ngọc Linh trãi dài và hùng vỹ, là ngôi làng cổ Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam), gồm hàng chục ngôi nhà cổ nằm ẩn mình ven vách núi. Có dịp đến vùng sơn cước này sẽ được thả hồn mình với khung cảnh của một làng quê Việt in đậm nét xa xưa... Đặc biệt, đến Lộc Yên còn được nghe các bậc cao niên kể chuyện săn cọp ngày xưa của làng, câu chuyện như một huyền thoại...
Cụ Đoàn Hứa (bên trái) kể chuyện bắt cọp ngày xưa của làng mà ông từng tham gia
Cụ Đoàn Hứa, năm nay ở tuổi hơn 80, nhưng vẫn còn minh mẫn, tráng kiện lắm... Cụ từng là một trong những thợ săn cọp nổi tiếng ở làng Lộc Yên ngày xưa. Thời ấy, rừng núi còn rậm rạp, nhiều thú dữ, đặc biệt là cọp thường hay lần mò về phá phách, kiếm mồi... Cụ Hứa kể: “Thời đánh Pháp, cọp vào tận làng bắt người, bắt trâu, bò, lợn, gà, nên nhà nào cũng sắm sẵn chiêng, trống, mõ, khi nghe tin có cọp về, là mọi người mang chiêng, trống, mõ ra gõ ầm ầm. Âm thanh vang dội vào các vách đá, truyền qua vách núi, khiến cọp hoảng sợ và bỏ chạy lên rừng...”.
Cùng với việc xua đuổi cọp, làng đã lập một đội săn bắt cọp chuyên nghiệp. Cụ Đoàn Hứa cho chúng tôi xem một bộ lưới vây bắt cọp vẫn còn nguyên vẹn từ cách đây hơn 50 năm, ngoài ra còn có những bộ giáo mác, mõ, tù và... Chuyện vây cọp bắt đầu do chính cha ông Hứa là cụ Đoàn Muộn, người trực tiếp chỉ huy đội săn cọp của làng (đã chết hơn 40 năm nay).
Hồi ấy, mỗi khi có người đi rừng phát hiện dấu con cọp về núi Dương Rọ, hoặc các vùng lân cận, khi nhận được tin, bố ông mang mõ ra gõ để báo cho cả làng vào rừng vây bắt cọp. Hàng trăm chàng trai tráng kiện bủa vây quanh ngọn núi, mọi người nhanh tay chặt cây vót nhọn làm một hàng rào, rồi dùng lưới bủa quanh. Khi bị người đánh mõ xua, chó săn sủa đuổi thì cọp hoảng sợ tìm đường chạy, nhưng không thể thoát nổi cả rừng giáo mác, chó săn, trống, mõ, khua liên hồi ngoài vòng lưới.
Mỗi cuộc vây cọp có khi diễn ra cả tháng trời, nhiều bà con, thanh niên nam nữ các làng lân cận cũng tụ tập về tham gia vây cọp, vừa tiếp thêm thức ăn cho đội, vừa thắp đuốc sáng rực trời đêm, hát hò khoan đối đáp, diễn tuồng, diễn kịch... và tìm hiểu tình cảm của nhau để kết duyên thành vợ, thành chồng.
Theo cụ Đoàn Hứa, thời thanh niên, ông đã 4 lần tham gia bắt cọp, lần cuối cùng vào thời gian bộ đội ta sắp đánh thắng giặc Pháp. Lúc đó đang mùa thu hoạch lúa, bỗng xuất hiện một con cọp xám rất to mò về, chỉ trong một đêm, nó đã “thịt” mấy con trâu, bò, quần nát mấy rẫy lúa của làng. Con cọp này hình như đã bị vây và thoát chết mấy lần, nên nó rất khôn ngoan nhanh chân thoát lên núi, rồi đêm đêm lại về gầm gừ bắt trâu, bò của dân.
Để dùng kế nhử cọp, đội vây cọp làm một chiếc chòi bên rẫy lúa dọc con sông Đá Giăng, dưới chân núi Dương Rọ. Trong chòi buộc hai con heo choai choai làm mồi nhử và cài hai chiếc bẫy cùm ở ngay lối đi độc đạo ra vào chòi, xung quanh cắm cọc nhọn, giăng lưới sẵn. Mấy đêm sau, cả làng gõ mõ, khua trống..., cọp sợ không dám vào làng, nhưng vẫn lùng sục quanh đó. Giống như dự đoán của mọi người, con cọp phát hiện ra chòi rẫy đang nhốt heo, sẵn đang đói xót bụng, nó xồng xộc vào chòi bắt heo, liền bị dính bẫy cùm, nó lồng lộn tha cái bẫy và con heo định chạy lên núi, lập tức lại dính thêm một chân còn lại vào cái bẫy cùm nữa. Ấy vậy mà đội săn cũng phải mất hai ngày ròng rã dùng lưới bủa mới bắt được nó và đâm chết tại chỗ.
Con cọp quá to nên phải 6 người khiêng mới nổi. Về đến làng Lý trưởng bảo khiêng lên nộp cho Chánh tổng, nghe nói sau đó lại mang ra phủ Tam Kỳ để dâng lên quan trên. Đáp lại công sức của dân làng, Chánh tổng thưởng cho một cặp bò, để làm thịt ăn mừng bắt được cọp.
Ông Đoàn Hứa bảo, lâu lắm rồi, từ hồi đánh Mỹ đến mãi sau ngày giải phóng, dân làng không còn thấy cọp về núi gần làng nữa, phần vì đạn bom chiến tranh, phần vì rừng già đã bị chặt phá, nên cọp không còn chốn nương thân...
Chuyện săn cọp ở Lộc Yên, chỉ còn là câu chuyện kể, như một câu chuyện cổ tích, huyền thoại cho lớp trẻ ngày nay nghe lại. Song, vẫn còn đó những người đã từng mưu trí, dũng cảm vây bắt cọp để bảo vệ tính mạng và tài sản của dân làng như cụ Đoàn Hứa. Vẫn còn đây, những tấm lưới, bộ giáo mác, mõ, trống ngày xưa hiện còn chăm giữ, như một chứng tích của một thời cha ông ra sức giữ làng và tạo lập ngôi làng Lộc Yên cổ, đẹp tựa như tranh cho đến tận bây giờ…
Ngọc Phó
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức lễ ra mắt trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”.
Thái Hải
20:36 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, đã diễn ra họp báo về Lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia, một sự kiện có ý nghĩa nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao năng suất – chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
T.Thanh
18:48 12/12/2024Kim Thành
18:39 12/12/2024Nam Dũng
17:59 12/12/2024T.Thanh
13:44 12/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hương Giang
TC
Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải