Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ ba, 02/07/2024 - 08:25
(Thanh tra) - Vào mùa khô đầu 2024 vừa qua, chưa bao giờ khu vực Nam Bộ chịu đợt nắng nóng kéo dài như vậy. Gần đây các thông tin thời sự trên truyền hình luôn đưa tin về sự nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua đã làm cho nhiều diện tích trồng cây nông nghiệp Bắc Trung Bộ bị khô hạn cạn kiện, dẫn đến nguy cơ bị mất mùa, thua lỗ của người nông dân rất cao.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nhiều ao hồ sông ngòi vì nắng nóng cũng đã cạn kiệt nguồn nước tưới cho nông nghiệp. Tại Ninh Thuận, Bình Thuận từ rất lâu không có cơn mưa nào. Việc khoan giếng nước để thăm dò nguồn nước tưới và chăn thả gia súc thực sự đắt đỏ.
Tại phía Nam, nhiều nơi ngập nước mặn, nhưng người dân vẫn thiếu nước sạch để sinh hoạt. Vậy, một nguồn tài nguyên thiên nhiên tưởng như luôn sẵn có thực sự đang dần cạn kiệt. Điều đáng nói là nước là một nhu cầu sống không thể thiếu của con người, nên đặc biệt quan trọng.
Hàng ngày những câu nói kiểu như: “Tiền vào như nước"; "ước chảy đá mòn”… cứ rót vào tai khiến ta nghĩ rằng nước là thứ vô tận, không bao giờ có thể mất đi hoặc cạn kiện. Thế nhưng, chỉ cần một lần ở vào tình cảnh phải mong chờ dài cổ dòng nước sạch để ăn uống, tắm giặt…mới thấy nước quý giá như nào.
Sự vơi cạn nguồn tài nguyên tưởng như vô tận này chúng ta hay nói do biến đổi khí hậu. Nhìn một cách rộng ra nó bắt nguồn từ những hệ quả của việc tăng trưởng kinh tế xã hội. Sự phát triển ngành điện đã làm nhiều nguồn nước ngọt bị chặn lại, khiến hạ lưu thiếu nước tưới. Sự gia tăng các nhà máy sẽ làm khí thải gia tăng gây nắng nóng, nhưng đồng thời cũng ngốn một nguồn nước lớn để sản xuất rồi sả thải ra môi trường, vừa ngốn nước ngọt, vừa có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
Nhưng không có sự tồn tại nào mà không đòi hỏi sự phát triển, vì vậy nước vẫn cần cho sự vận hành của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế cho đến từng cá thể và mọi sinh vật sống. Vấn đề là chúng ta phải cân nhắc để xem xét sự đánh đổi giữa được và mất, để cân nhắc sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý nhất, tránh khai thác tràn lan, bừa bãi.
Sự vơi cạn nguồn nước còn do ý thức sử dụng của con người. Hằng ngày, hằng giờ tại nông thôn hay đô thị, chúng ta vẫn hay lãng phí chính nguồn nước sạch mà bản thân không biết hoặc không có ý thức rõ ràng. Trong khi nhiều vùng ngoại thành còn khan hiếm nước sinh hoạt, phải chở thùng đi mua nước từng ngày, thì ở trung tâm thành phố vẫn có hộ gia đình rửa xe bằng nước sạch hay xả nước ào ào mỗi khi tắm rửa, giặt giũ… Thói quen ấy bắt nguồn từ nhận thức hết sức sai lầm về nguồn nước. Trong những tình huống kiểu này, việc tiết kiệm nước không phải cho mình, mà cho cộng đồng. Có ai nghĩ rằng, một ngày không xa nào đó chính mình lại rơi vào tình cảnh mất nước sinh hoạt.
Nước ta có truyền thống nông nghiệp, nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến sinh hoạt đều gắn mật thiết với nguồn nước. Chúng ta cũng may mắn được các chuyên gia xác nhận là 1 trong 15 nước có nguồn nước ngọt được thiên nhiên ưu đãi thuộc dạng dồi dào nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nếu không ý thức sâu sắc về sử dụng tài nguyên này, cứ ỷ lại vào sự ưu đãi sẵn có của tự nhiên, có thể trong tương lai chúng ta lại rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Thực tiễn thời gian nắng nóng kéo dài vừa qua đã là chỉ báo quan trọng để chúng ta ý thức hơn trách nhiệm của mỗi người về việc sử dụng nguồn tài nguyên nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân