Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giảm gánh nặng cho người bệnh

Thứ sáu, 08/03/2013 - 14:42

(Thanh tra)- Bộ Y tế đang triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một cách ổn định và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo tính toán của Bộ Y tế, tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhập của bệnh viện các tuyến vào năm 2010 là 15.000 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009. Trong đó, tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 38,7%, tăng so với năm 2009 (38,2%). Theo đánh giá, năm 2008, Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho dược phẩm; năm 2009, con số này tăng lên khoảng 1,2 tỷ USD do chi phí mua thuốc để phòng chống các dịch bệnh tăng lên; năm 2013, chi phí tiền thuốc sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD trong năm 2008.

Bộ Y tế khẳng định, khi tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước cung ứng vào bệnh viện tăng lên sẽ đồng nghĩa với việc giảm số tiền mua thuốc nói riêng và giảm cả tổng chi phí cho ca điều trị nói chung. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện nước ta còn nghèo, thu nhập người dân còn thấp.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc của các doanh nghiệp tăng trưởng qua từng năm, chất lượng thuốc trong nước bảo đảm, tương đương với thuốc ngoại nhập, giá cả phù hợp...

Thực tế, hiện nay nước ta có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc chữa bệnh của người dân. Các nhà máy sản xuất thuốc trong nước đều đạt chuẩn quốc tế (GMP), chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn nhiều so với thuốc ngoại cùng lại; đã sản xuất đủ 10 loại vắc xin cung cấp cho chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần quan trọng trong công tác dự phòng, giảm tỷ lệ các loại dịch bệnh… Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa tin dùng thuốc nội.

Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, tăng tỷ lệ dùng thuốc Việt sẽ góp phần giảm tiền mua thuốc, giảm tổng chi phí điều trị. Từ đó, người bệnh sẽ không rơi vào bẫy nghèo do chi phí y tế quá lớn.

Còn theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam (tính theo tỷ trọng tiền thuốc) ở tuyến T.Ư chỉ khoảng 10%, tuyến tỉnh trên 40% và cao nhất là tuyến huyện - trên 50%. Điều này phản ánh thực tế cơ sở khám chữa bệnh càng tuyến trên thì sử dụng thuốc sản xuất trong nước càng ít, bởi chủ yếu điều trị bệnh nặng, thuốc trong nước chưa đáp ứng được.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" sẽ là cơ hội chấn chỉnh lại công tác cung ứng thuốc, kê đơn thuốc trong các bệnh viện. Hiện hơn 70% dân số Việt Nam ở khu vực nông thôn vẫn đang hết sức khó khăn, chỉ cần có đủ thuốc để chữa khỏi bệnh chứ không nhất thiết dùng thuốc nhập ngoại đắt tiền. Các bệnh viện đang dùng tiền bảo hiểm, dùng tiền viện phí do nhân dân đóng góp để mua thuốc nên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước có giá rẻ hơn những loại thuốc nhập ngoại tương đương.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” là sử dụng thuốc hợp lý - an toàn - hiệu quả, nhằm hướng đến giảm chi phí, tiết kiệm cho nhân dân và đất nước; nâng cao ý thức của thầy thuốc và người bệnh trong việc điều trị, kê toa và tiêu dùng sản phẩm dược.

Để triển khai thành công Đề án này, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp T.Ư và địa phương. Riêng tại TP HCM, chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu ngày càng phát triển sâu rộng là điều kiện thuận lợi để hỗ trợ tích cực trong việc vận động người dân nhận biết và ưu tiên sử dụng thuốc Việt.

Để tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước, nhiều ý kiến cho rằng cần tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy, tạo niềm tin cho người dân, cơ sở y tế tăng cường sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, nêu cao trách nhiệm của chính y sĩ, bác sĩ trong việc kê toa thuốc sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, có những chế tài cụ thể đối với những cơ sở khám chữa bệnh, y sĩ, bác sĩ “sính” thuốc ngoại không cần thiết góp phần gây dựng hình ảnh thuốc Việt cũng như giảm bớt gánh nặng cho người bệnh.

Thanh Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất