Theo dõi Báo Thanh tra trên
TS Ngô Quốc Đông
Thứ sáu, 10/03/2023 - 10:53
(Thanh tra) - Vào lúc người dân có nhu cầu mua nhà ở vui mừng vì sự ế ẩm, "đóng băng" của thị trường bất động sản (BĐS) thì các doanh nghiệp BĐS hân hoan không kém khi nghe tin có sự “giải cứu” từ Chính phủ bằng các chính sách tín dụng, trong đó có chủ trương hạ trần lãi suất vay vốn.
Cảnh biệt thự bỏ hoang như thế này xuất hiện tại nhiều khu đô thị ở các thành phố lớn. Ảnh: Nguyễn Mạnh/https://cand.com.vn/
Rồi không ít hội nghị, hội thảo để bàn về "phá băng" BĐS.
Vấn đề đặt ra của dư luận hiện nay là: Có nên “cứu” BĐS không? Và cơ sở để “giải cứu” là gì? Trong khi BĐS chỉ là một khía cạnh trong nhiều mối quan tâm cấp thiết khác của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Hơn nữa, sự thổi giá BĐS trong nhiều năm qua đã đẩy giá nhà đất ở Việt Nam vào nhóm cao trên thế giới nếu đem so với thu nhập của người dân, còn doanh nghiệp kinh doanh BĐS thì lãi "khủng"!
Rõ ràng tình trạng "đóng băng" hiện nay của BĐS có một sự liên đới mạnh mẽ với hệ thống tài chính. Trước kia, nguồn vốn chảy từ ngân hàng vào đất cát dồi dào, bên nào cũng có lợi. Bởi vậy mà dù kinh tế khó khăn trong năm 2021-2022 thì lương nhân viên ngân hàng vẫn cao hơn nhiều ngành khác. Tết có người được thưởng tới vài trăm triệu từ lợi nhuận tiền đẻ tiền. Nhiều dòng vốn, cách này cách khác lại tiếp tục bơm vào thị trường nhà đất. Chủ đầu tư quan tâm nhiều đến phân khúc biệt thự, chung cư cao cấp, nhắm đến khách hàng giàu có. Khu vực thu nhập thấp chưa được coi trọng nên đầu tư nhà ở xã hội còn ít, vì cơ chế và có thể lãi không nhiều.
Thế rồi, thị trường ảo dần lộ rõ. Những nguồn tiền khủng giờ đây là những khu biệt thự bỏ hoang, hoặc những ngôi nhà im lìm không sáng đèn, những dự án dang dở "trơ gan cùng tuế nguyệt". Dân nghèo làm gì có tiền. Lãi ngân hàng vẫn siết, chủ đầu tư gặp khó. Ngân hàng cũng “sốt vó” bởi có những khoản tiền nguy cơ thành nợ xấu, thậm chí mất trắng. Doanh nghiệp BĐS có giai đoạn lập ra như "nấm sau mưa", nay "biến mất" hàng loạt.
Với những diễn biến mới, tính ra, dân cũng chẳng được lợi bao nhiêu khi vay ưu đãi mặc dù các tuyên bố rầm rộ của nhiều ngân hàng là đã giảm trần lãi suất vì dù đã giảm nhưng vẫn "cao ngất ngưởng". Trong lúc này, tâm lý của dân là chờ BĐS xuống đáy thêm nữa vì quan điểm, doanh nghiệp mới “giảm lãi” chứ chưa thực sự “cắt lỗ”.
BĐS liên quan đến hàng trăm ngành hàng nên việc tìm kiếm các biện pháp tháo gỡ là cần thiết, góp phần ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện khi mọi vấn đề của BĐS trở nên minh bạch. Còn thực tế, hình như những khoản lỗ của doanh nghiệp BĐS cũng như nợ xấu của ngân hàng đến nay vẫn luôn là một ẩn số hoặc bất nhất giữa các chủ đầu tư và cơ quan quản lý. Chính vì thế, ngày phục hồi của BĐS chắc chưa thể đến ngay!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương