Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gần 400.000 thí sinh làm thủ tục thi đợt 2

Chủ nhật, 08/07/2012 - 13:55

8 giờ sáng nay 8-7, thí sinh cả nước đã đến các địa điểm thi để làm thủ tục và nghe phổ biến quy chế thi. Tại TP.HCM tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi thấp, trong khi câu chuyện “thiết bị chống gian lận” vẫn nóng.

Thí sinh lắng nghe quy chế thi tại hội đồng thi Trường tiểu học Kỳ Đồng, Q.3 của ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) sáng 8-7 - Ảnh: Thuận Thắng

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, ở đợt thi thứ 2, các khối thi B (gồm các môn: toán, hóa, sinh), C (văn, sử, địa), D (toán, văn, ngoại ngữ), T (sinh, toán đề khối B, năng khiếu thể dục thể thao), N (văn đề thi khối C, kiến thức âm nhạc, năng khiếu âm nhạc), H (văn đề thi khối C, hình họa, bố cục), M (văn, toán đề thi khối D, đọc, kể diễn cảm và hát), R (văn, sử đề thi khối C, năng khiếu báo chí) ,K (toán, lý đề thi khối A, kỹ thuật nghề) từ các trường đã nhận được khoảng 600.000 hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.

Trong đó có 289.321 hồ sơ đăng ký khối B, 84.455 hồ sơ đăng ký khối C, 219.522 hồ sơ đăng ký khối D1.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, đợt thi thứ 2 gồm nhiều môn thi, trong đó nhiều môn tự luận có thể quay cóp, thí sinh gây mất trật tự nên bộ đã chỉ đạo các hội đồng thi tăng cường tập huấn giám thị về việc giám sát chặt các vật dụng, thiết bị thí sinh mang vào phòng thi.

“Trong đợt thi thứ nhất dù thi các môn tự nhiên, trong đó nhiều môn thi trắc nghiệm, nhưng đã phát hiện có thí sinh cố dán công thức vào máy tính được phép mang theo, do đó đợt 2 các hội đồng thi sẽ giám sát chặt hơn, ngăn thí sinh không vi phạm quy chế”, thứ trưởng Ga nói.

Theo ông Ga, các hội đồng thi phải nhắc cán bộ coi thi thực hiện đúng quy định thời gian biểu của từng buổi thi theo hiệu lệnh thống nhất của điểm thi, không được tự ý thay đổi; những trường hợp đặc biệt, các sự cố bất thường không được tự ý xử  lý, phải báo cáo kịp thời với trưởng điểm thi để xin ý kiến của chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường.

TP.HCM: Tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi thấp

Tại TP.HCM, hơn 214.000 thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 đã bước vào ngày làm thủ tục dự thi. Tổng cộng có 38 trường ĐH tổ chức thi với 186 điểm thi. Do đợt 2 có nhiều khối thi năng khiếu nên thời gian thi ở một số trường sẽ kéo dài hơn so với đợt 1.

Ghi nhận sáng 9-7 cho thấy, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục tại các trường thấp hơn hẳn đợt 1. Tại điểm thi Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), rất nhiều phòng thi chỉ có khoảng 50% thí sinh đến làm thủ tục dự thi. Tại điểm thi này, một số phòng lớn đã được ghép và tổ chức hai phòng thi.

Nhiều phòng thi tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TPHCM), điểm thi Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, khá trống thí sinh - Ảnh: Minh Giảng

TS Nguyễn Kim Quang – trưởng phòng đào tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) – cho biết tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục sáng 9-7 đạt 70,4%. Tuy nhiên TS Quang cho biết do nhiều thí isnh khối A sẽ dự thi khối B nên đã quen với việc làm thủ tục nên không đến trường thi sáng 9-7. Dự kiến tỷ lệ dự thi sẽ đạt khoảng 80% vào ngày mai.

Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tỷ lệ thí sinh dự thi chỉ đât 73,5%. Một số trường ĐH co 1tỷ lệ làm thủ tục cao ở đợt 1 nhưng đợt 2 tỷ lệ cũng khá thấp. Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 74% thí sinh đến làm thủ tục, Trường ĐH Tài chính Marketing 75,5%, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM 75,3%, Trường ĐH Sài Gòn 76%... Trường ĐH Luật TP.HCM có 6857 thí sinh đến làm thủ tục, đạt 75,2%. Trong đó, khối C: 3.933 thí sinh (đạt 74,08%), khối D1: 2.831 thí sinh (đạt 76,67%), và khối D3: 93 thí sinh (đạt 80,86%).

Điều dễ nhận thấy là rút kinh nghiệm những sự cố ở đợt thi thứ nhất, các hội đồng thi phổ biến cho thí sinh khá kỹ các quy chế thi.

Câu chuyện “thiết bị chống gian lận” vẫn nóng

Tại các điểm thi của ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Luật Hà Nội….giám thị nhiều phòng thi cũng dành thời gian phổ biến điều 25 về trách nhiệm của thí sinh trong khi thi. Tuy nhiên, một số giám thị tránh không phổ biến kỹ về “những thiết bị ghi âm, ghi hình, máy ảnh được mang vào phòng thi”.

Một giám thị trong điểm thi ở của trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết “Nếu đúng theo quy định, nhiều thí sinh mang máy ảnh, ghi âm, ghi hình vào phòng thi thì sẽ rất khó khăn trong việc xác định thiết bị nào được phép và không được phép. Vì vậy, chỉ khi thí sinh muốn hỏi kỹ về những thiết bị được phép mang vào,còn không, chúng tôi chỉ phổ biến đúng nguyên văn điều 25”.

Tại một điểm thi khác của ĐH Luật Hà Nội,  giám thị của một phòng thi lưu ý thí sinh “Tốt nhất các em không nên mang những vật dụng không phục vụ trực tiếp cho việc làm bài thi. Bởi cho dù có một số vật dụng được phép, theo quy định bổ sung (thiết bị ghi âm, ghi hình không có chức năng phát tại chỗ) nhưng để kiểm tra thiết bị đó sẽ mất nhiều thời gian. Và khi làm bài thi, các em sẽ bị phân tâm nếu sử dụng các thiết bị đó vào mục đích khác, giảm hiệu quả làm bài”.

Trao đổi với Tuổi trẻ, nhiều thí sinh tại các điểm thi của Học viện Báo chí, trường ĐH Sư phạm HN cũng cho biết “Dù được phép nhưng chắc không có nhiều thí sinh mang những vật dụng ghi âm, ghi hình, vì mục đích chủ yếu của phần lớn thí sinh là làm bài thi chứ không phải việc khác”.

Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục- Bộ GD-ĐT thì đợt 2 có khoảng gần 500.000 hồ sơ ĐKDT, tập trung nhiều nhất vào nhóm ngành Kinh tế. Nhóm Khoa học xã hội &Nhân văn có số lượng ĐKDT ít nhất. Đợt 2 bao gồm các khối thi B,C,D và các khối ngành năng khiếu.

(Theo TTO) 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất