Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 03/10/2018 - 15:57
(Thanh tra) - Nhiều ý kiến cho rằng, khi áp dụng Chương trình Sữa học đường ở địa phương cần linh hoạt, đặc biệt công khai minh bạch thông tin sản phẩm và hướng tới mục tiêu cuối cùng của chương trình là cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc trẻ em.
Hình ảnh học sinh tại Thái Lan uống sữa cùng bạn bè (nguồn: internet)
Công tâm để chọn sản phẩm tốt
Trước tình trạng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chương trình Sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Chương trình đặt ra 7 mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ em 6 tuổi tăng 1,5cm - 2cm ở cả trẻ trai và trẻ gái so với năm 2010. Đây cũng là mục tiêu của Chương trình Sữa học đường mà Hà Nội đang triển khai.
Hình ảnh học sinh tại Trung Quốc uống sữa trong trường học (nguồn: internet)
Tại Hà Nội, chương trình đã trải qua các bước: Tham khảo các mô hình, khảo sát lấy ý kiến của phụ huynh, các cơ sở giáo dục, các sở ngành liên quan... Theo kế hoạch trong tháng 10 này Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu nhà cung cấp sữa học đường cho 1,3 triệu học sinh Hà Nội.
Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam cho biết, trước hết cần khẳng định Chương trình Sữa học đường của Chính phủ với mục tiêu chính là nâng cao tầm vóc của trẻ em. Đây là một đề án nhân văn được chuẩn bị kỹ càng sau nhiều năm nghiên cứu mô hình tại nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan. Trong một hai năm gần đây nhiều tỉnh thành đã làm và đạt kết quả rất tốt. Điều nhân văn của chương trình này là đến giờ các học sinh cùng uống sữa, trong một lớp học, không thể có cháu uống, cháu không uống.
Hình ảnh học sinh tại Phillippin uống sữa trong trường học (nguồn: internet)
Ông Trung cho rằng: “Căn bản nhất phải đi đúng định hướng của Chương trình là cải thiện dinh dưỡng, phát triển tầm vóc cho trẻ em”. Nếu là như vậy thì việc tổ chức đấu thầu phải hết sức công khai, minh bạch để có nhãn hiệu sữa cung cấp cho hơn 1,3 triệu học sinh tại Thủ đô đảm bảo chất lượng, an toàn và giám sát trách nhiệm của đơn vị cung ứng sữa. Theo ông Trung, Chương trình tốt nhưng khâu tổ chức thực hiện rất quan trọng. Thứ nhất cần giảm áp lực công việc cho thầy cô giáo, việc quản lý trẻ uống hết khẩu phần sữa nên giao cho Hội cha mẹ học sinh đảm nhiệm. Đối với các doanh nghiệp, không thể hỗ trợ riêng giá sữa mà còn phải hỗ trợ về kho bảo quản, vận chuyển, xử lý bao bì… Tất cả những yếu tố này, Hà Nội đã yêu cầu rõ trong hồ sơ mời thầu.
PGS. TS Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa 13) đồng quan điểm, để chương trình diễn ra đảm bảo ý nghĩa ban đầu, cần minh bạch, công khai tất cả vấn đề liên quan đấu thầu, triển khai. Việc công khai danh tính của các đơn vị đấu thầu là rất quan trọng, tránh lợi ích cục bộ. Thực tế hiện nay, các đại lý sữa đã được chiết khấu 20 - 25% trên giá sữa niêm yết, do đó đơn vị cấp sữa hỗ trợ như thế nào cũng phải công khai để người dân giám sát.
Phụ huynh giám sát chất lượng sữa
Trao đổi với báo chí, Ths. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin, không như các thực phẩm thông thường, sữa là một trong tám nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hằng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Chương trình sữa học đường được thực hiện từ rất sớm tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Đơn cử như Nhật Bản, sau 40 năm áp dụng người Nhật đã tăng chiều cao thêm 10cm, tuổi thọ ở mức cao nhất thế giới.
Hình ảnh học sinh tại Trung Quốc uống sữa trong trường học (nguồn: internet)
BS Tiến cho hay, sữa là thực phẩm khá hoàn thiện về hàm lượng dinh dưỡng, kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực, rất tốt cho sự phát triển của trẻ. “Đối với học sinh bán trú, khẩu phần ăn đóng góp 40% nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Do đó, có chế độ dinh dưỡng phù hợp ở trường là rất quan trọng”, BS Tiến nói.
Về đấu thầu sữa, ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đã có 11 nhà thầu tham gia đấu thầu. Theo quy định thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 1/10 nhưng mới được kéo dài đến 10/10. Hồ sơ mời thầu công khai, minh bạch, theo Luật Đấu thầu. Tiêu chí hồ sơ mời thầu đưa ra là phải lựa chọn đơn vị cung cấp sữa chất lượng, có năng lực đáp ứng được quy mô của thành phố. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định: Đăng ký uống sữa là hoàn toàn tự nguyện, không bắt ép tham gia.
Khi tham gia chương trình Sữa học đường, học sinh sẽ uống sữa tại trường, có cơ chế để bảo đảm việc học sinh uống sữa đầy đủ. Phụ huynh có thể đến trường để kiểm soát con uống hết hay không. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể lấy hộp sữa đi kiểm tra các thành phần trên vỏ hộp. Nhà cung cấp thì phải đảm bảo các thành phần đúng quy định và cơ quan chức năng sẽ phải kiểm soát.
Yến Hoàng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài