Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 22/12/2013 - 09:53
(Thanh tra) - Năm nay, thị trường Tết được cho là khởi động chậm và sức mua có yếu hơn mọi năm. Tuy nhiên, ở thời điểm còn hơn một tháng nữa mới là Tết, động thái này cũng đã bắt đầu khởi sắc. Nhộn nhịp là cảnh có thể đặc tả cho hình ảnh của thị trường Tết. Và trong những nhộn nhịp đó, thị trường bánh mứt được xem là có nổi trội hơn. Hiện các khu vực chuyên sản xuất mứt Tết ở TP. Hồ Chí Minh đã khá sôi động.
Diễn biến thị trường cho thấy, những sản phẩm sản xuất trong nước đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng với nguồn cung dồi dào, chủng loại phong phú, giá tăng nhẹ 5 - 10%, so với năm trước. Ngoài dòng sản phẩm truyền thống, nhiều nơi cũng tăng cường cải tiến mẫu mã, bao bì để hướng đến đối tượng là khách hàng mua để biếu, tặng… có giá bán khá đa dạng, do được đầu tư khá kỹ về hương vị, hình dáng, chất lượng. Cụ thể, giá bán lẻ phổ biến của các loại mứt bí đũa 75.000 đồng/kg, bí tâm 83.500 đồng/kg, dừa 129.900 đồng/kg, gừng 119.000 đồng/kg, me 155.000 đồng/kg, mãng cầu 119.900 đồng/kg.
Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng ngày càng thận trọng trong việc tiêu dùng thực phẩm, nên các chủ hàng chủ yếu kinh doanh các dòng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác và đóng gói bao bì theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại mứt Tết gồm mãng cầu, me, gừng, dừa… được đóng gói riêng biệt từng sản phẩm hoặc theo trọng lượng, với bao bì đảm bảo và mẫu mã bắt mắt; đồng thời giá bán cũng được niêm yết cụ thể.
Tuy nhiên, đằng sau cái bề nổi ấy của thị trường lại là những lo ngại rình rập, khi mà nhìn từ các cơ sở sản xuất, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm dường như đang bị thả lỏng.
Theo ghi nhận, khu vực cư xá Đường Sắt, phường 1, quận 3; Xóm Đất, Thái Phiên, phường 9, quận 11 được xem là “thủ phủ” sản xuất mứt Tết của TP. Hồ Chí Minh. Trong những ngày này, nhà nhà, người người đều đua nhau làm mứt bán Tết, không khí nhộn nhịp, sôi động ngày đêm. Thế nhưng, cùng với cái không khí lao động khẩn trương này là hình ảnh một môi trường sản xuất đầy nghi ngại.
Theo mô tả, vỏ dừa, vỏ mít, mãng cầu… chất đống trước nhà bốc mùi hôi nồng nặc. Đó là chưa kể, hầu hết các loại nguyên liệu làm mứt đều có xuất xứ không rõ ràng. Các nguyên liệu này trước khi “biến” thành mứt, hầu như đều qua công đoạn bắt buộc là “sơ chế”... ngâm tất tần tật vào các thùng hóa chất (loại hóa chất này không ai có thể định tính và định lượng, chỉ biết khi chạm vào da tay là có thể gây lở loét. Đó cũng là lý do vì sao khi quan sát, những người làm công đều phải mang găng tay…). Thêm nữa, là nhờ có hóa chất tạo dẻo, chống mốc và tạo độ trong, giòn nên nhiều thứ nguyên liệu tưởng như chỉ có thể đổ bỏ vẫn trở thành thứ mứt thơm ngon…
Điều này lý giải vì sao trên thị trường có rất nhiều loại mứt xá giá rất rẻ. Người bán hàng sau khi đóng gói, cho vào một nhãn mác tự in, thế là… mứt.
Điều đáng nói là đã có nhiều cơ sở sản xuất từng bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; thuê nhân công không hợp đồng lao động, không kiểm tra sức khỏe… nhưng cứ đến hẹn lại lên, các cơ sở này vẫn tấp nập sản xuất.
Theo các tiểu thương chợ hóa chất Kim Biên, những ngày gần Tết, mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất là các loại đường hóa học, phẩm màu công nghiệp, chất tẩy trắng, chất tạo giòn..., đây là những hóa chất không thể thiếu trong công nghệ sản xuất mứt Tết. Mức độ sử dụng hóa chất độc hại làm phụ gia trong thực phẩm hiện nay đang ở mức báo động. Chúng ta đang buông lỏng quản lý hóa chất độc hại mà không biết nó độc hại ra sao với con người và quan trọng nhất là nguồn gốc từ đâu?
Khi được hỏi, một đại diện Phòng Y tế quận 11, TP. Hồ Chí Minh nói, Phòng Y tế chịu quản lý ngành dọc của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, nên khi nào kế hoạch được triển khai xuống thì Phòng mới tiến hành kiểm tra.
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì chỉ khuyến cáo, vào dịp Tết các cơ sở sản xuất kinh doanh theo thời vụ lại nở rộ. Vì làm thời vụ nên hầu hết các cơ sở này “phớt lờ” quy định. Bởi thế, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình người tiêu dùng nên “tẩy chay” những mặt hàng không nguồn gốc, không nhãn mác, không hạn sử dụng. Nhưng xin thưa rằng, người tiêu dùng biết đâu là nguồn gốc, là nhãn mác, là hạn sử dụng “thật” của các loại sản phẩm này.
Trong lúc, mọi hoạt động sản xuất, mua bán hóa chất công khai vậy, cơ quan chức năng kiểm tra thị trường đang ở đâu?
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà