Theo dõi Báo Thanh tra trên
TS Ngô Quốc Đông
Thứ sáu, 04/11/2022 - 09:00
(Thanh tra) - Hệ thống pháp luật về tôn giáo tốt sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức tôn giáo và người theo đạo trong hoạt động của mình; đồng thời là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý.
Sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính là cụ thể hoá tinh thần Hiến pháp 2013 ở đó chú trọng tới việc quản lý xã hội bằng luật, hoàn thiện từng bước Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ảnh: https://tiki.vn/
Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội, mà còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, do đó, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều quan tâm đến vấn đề này.
Hệ thống pháp luật về tôn giáo tốt sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức tôn giáo và người theo đạo trong hoạt động của mình; đồng thời là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các thách thức đặt ra Chính phủ Việt Nam trong xử lý vẩn đề tôn giáo ngày càng lớn, cho nên chính sách tôn giáo ở Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện theo các chủ trương sau:
- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo, không theo đạo hay giữa các tôn giáo với nhau. Đây là nguyên tắc được Bác Hồ và Đảng ta thực hiện nhất quán từ 1945 đến nay, thể hiện rõ trong tất cả các Hiến pháp Việt Nam đã ban hành.
-Đoàn kết gắn bó đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân. Chủ trương này đã tạo ra sức mạnh đoàn kết tất cả đồng bào các tôn giáo vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
- Mọi cá nhân, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc; giữ gìn độc lập và chủ quyền quốc gia. Đây là nguyên tắc đã giúp các tôn giáo hoà cùng các phong trào của quốc gia, thể hiện tinh thần yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc.
-Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo. Chủ trương này đã giúp các tôn giáo đem đạo vào đời, khơi thông các nguồn lực tôn giáo, phát huy các giá trị tôn giáo vào công cuộc phát triển đất nước.
- Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Việt Nam... đều bị xử lý theo pháp luật. Chủ trương này để phân biệt giữa nhu cầu tôn giáo chính đáng và việc lợi dụng tôn giáo, qua đó cảnh giác với các âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề niềm tin tôn giáo để kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo, như Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị khoá VI, tháng 10 năm 1990 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đây là văn bản có tính đột phá, mở ra bước ngoặt trong đổi mới chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết ra đời trong bôi cảnh các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu đã sụp đổ, nhưng những quan điểm tả khuynh về tôn giáo vẫn còn ngự trị. Thực tế là ở một số địa phương lúc đó còn tình trạng hạn chế nhu cầu tôn giáo của người dân. Vì vậy, nghị quyết ra đời đã thể hiện một tư duy mới về vấn đề tôn giáo qua đó khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo.
Đặc biệt sau khi có Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “công tác tôn giáo”. Các tỉnh, thành phố đều xây dựng chương trình hành động. Nhiều tỉnh, thành phố có nghị quyết chuyên đề về công tác tôn giáo, thành lập ban chỉ đạo công tác tôn giáo để chỉ đạo thống nhất trong hệ thống chính trị thực hiện công tác tôn giáo.
Cho đến nay, các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng về chính sách tôn giáo ở Việt Nam đã thể chế hoá bằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Đây là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính là cụ thể hoá tinh thần Hiến pháp 2013 ở đó chú trọng tới việc quản lý xã hội bằng luật, hoàn thiện từng bước Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều quan trọng là luật đã nhấn mạnh tới quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã thể chế hoá một số vấn đề cơ bản quan điểm của Đảng về tôn giáo. Luật đã có nhiều tiến bộ nổi bật so với các văn bản pháp luật trước đó như:
-Làm rõ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người, trong đó luật đã mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
-Phân cấp rõ, cụ thể hơn công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở các cơ quan cấp Trung ương.
-Luật đã xác định rõ hơn vấn đề tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, trong đó nhấn mạnh tới tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
-Luật đã quy định tách bạch, phân định rõ chức sắc, chức việc; việc phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc và bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.
-Luật đã quy định rõ hơn, thuận lợi hơn đối với quy định về cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo.
-Luật đã bổ sung tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
-Luật đã quy định rõ hơn, cụ thể hơn và giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
-Luật đã quy định cụ thể hơn việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và phân định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Sau khi luật được ban hành, Chính phủ đã có Nghị định số 162/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành. Hiện nay đang lấy ý kiến dự thảo lần thứ 4 Nghị định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”. Có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà nước ta bàn thảo về một nghị định xử phạt trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Mục đích là đảm bảo mọi nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, đi vào nề nếp và giúp cho cơ quan chức năng quản lý tín ngưỡng tôn giáo theo luật pháp. Từ đây sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vận hành tốt hơn, giúp cho các chức sắc và tín đồ các tôn giáo ngày càng gắn bó đồng hành cùng dân tộc.
Có thể nói, hệ thống pháp luật trên là công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, giúp các cơ quan Nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời cụ thể hóa một cách hữu hiệu, tích cực đường lối chủ trương của Đảng đối với công tác tôn giáo trong thời kỳ mới; thể hiện tinh thần dân chủ đối với hoạt động tôn giáo, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính trong quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Mặt khác, các văn bản pháp luật quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã giúp đảm bảo được tính tương thích của luật pháp quốc tế điều chinh về quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết hoặc gia nhập.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa qua đã tiếp tục khẳng định: Tôn giáo là một nguồn lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
Như vậy, có thể thấy rằng, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kể từ năm 1986 đến nay, các chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, tạo dựng được tinh thần phấn khởi trong đồng bào tín đồ và các nhà tu hành. Các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường và tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Đại đa số tín đồ và chức sắc các tôn giáo đều yên tâm, tin tưởng và hăng hái thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương