Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 03/01/2023 - 12:10
(Thanh tra) - Ngày 3/1, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội khoá XV về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị Chính phủ với địa phương. Ảnh: N.Bắc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ.
Tại điểm cầu địa phương có Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND các tỉnh, TP.
Phát biểu khai mạc hội nghị, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, năm 2022 nền kinh tế chịu tác động tiêu cực “kép” cả từ bên ngoài và bên trong.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu do Trung ương và Quốc hội giao, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 1 chỉ tiêu chưa đạt.
Đặc biệt, có nhiều điểm sáng đáng mừng về quy mô GDP, thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất, nhập khẩu; xuất khẩu nông sản; thu ngân sách nhà nước; vốn FDI thực hiện; số doanh nghiệp thành lập mới.
“Có thể nói những kết quả đạt được của năm 2022 cao hơn năm 2021 là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự chung sức, đồng lòng, ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Thủ tướng nêu rõ.
Dù vậy, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức. Thủ tướng lưu ý, sức ép lạm phát cả bên trong và bên ngoài còn lớn; giải ngân vốn đầu tư công còn chậm.
Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; thanh khoản của một số tổ chức tín dụng yếu kém gặp khó khăn. Phản ứng chính sách của một số bộ, ngành để khắc phục hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ tại một số địa phương còn chậm…
Trong khi, năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Thủ tướng cho hay, thực hiện kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 với phương châm: “Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả”.
Ông đặc biệt nhấn mạnh tinh thần đã nói là làm; đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả, sản phẩm lượng hoá được cụ thể, rõ ràng, cân đong, đo, đếm được. Tranh thủ thời cơ, vận hội, "biến nguy thành cơ"; vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao; vừa giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập, tồn đọng kéo dài; vừa kịp thời ứng phó những vấn đề mới phát sinh, đồng thời tạo nền tảng mang tính căn cơ, lâu dài cho phát triển bền vững.
Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm cao, sâu sát thực tiễn, người đứng đầu Chính phủ đề nghị các đại biểu, lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành phát biểu ngắn gọn, tập trung đóng góp vào các báo cáo và Dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ.
Thủ tướng mong đợi được Tổng Bí thư, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu, góp ý, chỉ đạo. Theo ông, những ý kiến chỉ đạo, định hướng của Tổng Bí thư và của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ là nguồn động viên, cổ vũ to lớn, tạo thêm động lực và bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện hiệu quả trong năm 2023 và những năm tới.
Theo nghị quyết của Quốc hội, mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt khoảng 6,5%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân khoảng 4,5%...
Các mục tiêu này đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo tiếp tục biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí khó khăn hơn năm 2022 và chắc chắn sẽ tác động tới kinh tế - xã hội Việt Nam.
Để thực hiện thành công các mục tiêu, Dự thảo Nghị quyết 01 đã thể hiện rõ những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, có các giải pháp để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tạo nền tảng cho nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh…
Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong năm 2022, kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong đó, đáng chú ý nhất là tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 tăng cao, ước đạt 8,02%, nâng quy mô nền kinh tế lên 409 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 4.110 USD (vượt xa mục tiêu đề ra là 6-6,5%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022).
Không những thế, kinh tế phục hồi đồng đều và tăng trên cả 3 khu vực của nền kinh tế. Thu ngân sách Nhà nước vượt 27,8% dự toán (tăng 392 nghìn tỷ đồng). Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD; xuất siêu 11,2 tỷ USD.
“Đây là một cố gắng, quyết tâm lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ như thời gian vừa qua”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thuốc điều trị “nhiều bệnh trong một” là một trong những phương pháp đột phá đang được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của việc kiểm soát huyết áp, nguyên nhân chính gây ra đột quỵ - căn bệnh khiến 10 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Thông tin này được chia sẻ tại toạ đàm “Những đổi mới trong chăm sóc sức khoẻ tim mạch và điều trị đột quỵ” do Quỹ VinFuture tổ chức chiều 5/12 tại Hà Nội.
TC
22:48 05/12/2024(Thanh tra) - Trong thời gian qua, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã triển khai quyết liệt các biện pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt trong việc hoàn thiện giấy tờ đất đai, giúp họ ổn định cuộc sống.
Bùi Bình
22:22 05/12/2024Lê Phương
21:23 05/12/2024Lê Phương
21:22 05/12/2024Thái Hải
21:03 05/12/2024Phương Anh
20:39 05/12/2024TC
Trần Quý
Bùi Bình
Vũ Linh
Bùi Bình
Trần Kiên
Hoàng Nam
Hương Giang
T.Lương
Lê Phương
Lê Phương