Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Quốc Đông
Thứ ba, 02/01/2024 - 13:09
(Thanh tra)- Cuối năm, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự biến động liên tục với chiều hướng tăng, khi giá vàng SJC đạt mức kỷ lục 80,3 triệu đồng/lượng, tạo nên đỉnh điểm nổi bật.
Nếu so với đầu năm 2023, giá vàng miếng SJC đã tăng khoảng 12,6 triệu đồng/lượng
Theo tính toán của một số người gắn với thị trường này, trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 đến nay, giá vàng miếng SJC đã tăng khoảng 8 triệu đồng/lượng, đạt mức 79,22 triệu đồng/lượng vào sáng ngày 28/12. Nếu so với đầu năm 2023, giá vàng miếng SJC đã tăng khoảng 12,6 triệu đồng/lượng.
Lý giải về sự tăng mạnh của giá vàng trong nước, nhiều ý kiến cho rằng đó là kết quả của nhu cầu mua vàng tăng cao trong mùa cuối năm, đặc biệt là để phục vụ các sự kiện như cưới hỏi, lễ hội và làm quà tặng. Các yếu tố như giảm lãi suất tiền gửi tại ngân hàng, cho đến biến động lớn trên thị trường chứng khoán, và tình trạng thị trường nhà đất đóng băng ít giao dịch đã làm tăng sự chuyển dòng tiền đầu tư vào kim loại quý. Ngược lại, giá vàng trong nước cũng chịu ảnh hưởng từ tình trạng khan hiếm nguồn cung vàng SJC do Ngân hàng Nhà nước không nhập khẩu vàng trong nhiều năm qua...
Điểm lưu ý là trong khi kinh tế chậm tăng trưởng, thì giá vàng trong nước ở một số thời điểm lại cao hơn thế giới khoảng 18 triệu đồng/lượng. Hơn nữa, mặc dù đều là vàng 9999, giá vàng SJC lại cao hơn các thương hiệu khác khoảng 12 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra cũng lên tới 5 triệu đồng/lượng (ngày 28/12). Rõ ràng đây là những bất thường mà cơ quan quản lý cần phải có chính sách điều chỉnh để ổn định thị trường vàng trong nước.
Sự tăng giá mạnh của vàng có thể tác động lớn đến nền kinh tế. Bởi lẽ vàng trong nước tăng giá mạnh có thể tạo ra hiện tượng đầu cơ, nhập lậu vàng, và ảnh hưởng đến tỷ giá. Hậu quả rõ ràng là khi giá vàng tăng, người dân thường tìm đến vàng như một phương tiện lưu trữ giá trị, thay vì gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua hàng hóa, dịch vụ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc này không chỉ giảm lưu thông tiền mà còn tạo ra áp lực tăng giá trên nhiều loại hàng hóa khác, nhất là thị trường bất động sản nhà đất, khiến cho tình trạng càng ảm đạm hơn.
Trước những tác động tiêu cực của việc vàng tăng giá quá mạnh, Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 đã được ban hành để chỉ đạo các cơ quan chức năng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Giá vàng trong nước biến động mạnh, tăng nhanh, tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội”.
Tình trạng “găm vàng” nhiều có thể giảm lưu thông tiền và cản trở sự phát triển kinh tế. Do đó, Công điện số 1426/CĐ-TTg đã đưa ra yêu cầu mạnh mẽ: “Dứt khoát không để tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia”.
Các cơ quan chức năng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc công điện này và áp dụng các giải pháp hiệu quả để quản lý và điều chỉnh giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, tránh tình trạng chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Tuy nhiên thách thức đặt ra với quản lý là không nhỏ vì sự bất thường của giá vàng có yếu tố khách quan cung cầu và tâm lý văn hóa trữ vàng trong dân. Khi cung ít và cầu nhiều dễ dẫn đến đầu cơ, tích trữ, găm vàng đẩy giá, vượt xa với giá trị thực của nó. Hơn nữa biến động giá vàng miếng còn liên quan đến lãi suất ngân hàng và thị trường nhà đất đang tăng trưởng chậm hiện nay mà không dễ gì can thiệp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương