Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo chí có nên chạy theo mạng xã hội?

Tình Giang

Chủ nhật, 16/06/2024 - 22:06

(Thanh tra)- Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, khi thời đại thông tin bùng nổ, xu thế chiếm lĩnh của mạng xã hội là thật.

Báo chí có nên chạy theo mạng xã hội? Ảnh minh hoạ: Trà Vân

Báo chí không còn độc quyền thông tin

Theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu của các báo, tạp chí trong 9 tháng năm 2023 đã giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2022; còn tổng nguồn thu năm 2023 của các đài phát thanh, truyền hình giảm 23% so với năm 2022.

Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng hoàn toàn mới đã tạo ra những tác động sâu sắc, toàn diện, chưa từng có đối với đời sống xã hội mà một trong những lĩnh vực thay đổi với tốc độ nhanh chóng nhất chính là báo chí truyền thông.

Báo chí từng có khoảng thời gian tự tin rằng cung cấp thông tin gì thì công chúng đọc thông tin đó. Nhưng thời đại ngày nay hoàn toàn không phải như vậy. Độc giả lên mạng là như lao vào một biển thông tin, chủ động và bị động tiếp nhận ngồn ngộn những thông tin khác nhau. Báo chí không còn ở thế độc quyền cung cấp thông tin nữa như trước kia vốn có.

Theo thống kê từ Hội Nhà báo Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 40.000 người làm báo, trong đó 25.000 người có thẻ nhà báo. Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 100 triệu dân. Nếu mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh thì đều có thể tiếp cận thông tin và trở thành một kênh thông tin. Người người làm báo, nhà nhà làm báo là có thật.

Vì thế, số lượng người làm báo chính thống chỉ như giọt nước trong biển người có thể cung cấp thông tin. Do vậy, việc đòi hỏi báo chí chính thống phải cạnh tranh, chạy theo và đi trước mạng xã hội là không thực tế.

Báo chí đang chạy theo mạng xã hội?

Từ thực tế hiện tượng gần đây của ông Thích Minh Tuệ (tên thường gọi Lê Anh Tú) thì câu hỏi: “Báo chí có cần chạy theo mạng xã hội không?”, câu trả lời là “có”.  Vì 6 năm trước, ông chân trần xuyên Việt khất thực, thiếu vắng các YouTuber, TikToker, Facebooker nên chuyến đi của ông bình lặng, ít gây ra sự chú ý.

Gần đây, sau khi trên mạng xã hội tràn lan các hình ảnh, video clip về ông Thích Minh Tuệ, đã có hàng trăm người tự phát đi theo ông. Càng nhiều video xuất hiện trên mạng xã hội, đoàn người đi theo ông Thích Minh Tuệ càng ngày càng đông. Bản thân ông nhiều lần mong muốn mọi người về làm công việc của mình, không đi theo nữa song bất thành. Cơ quan chức năng phải can thiệp, báo chí chính thống lên tiếng.

Ông Minh Tuệ bị bao vây bởi đám đông Youtuber. Ảnh: Báo Gia Lai

VTV1 là đơn vị đã có những bản tin đầu tiên sau khi ông Thích Minh Tuệ nêu nguyện vọng muốn ẩn tu. Nhưng những bình luận trên mạng xã hội cho rằng VTV đã cắt ghép, không trung thực với bản tin của mình đã khiến ê-kíp phải đưa tiếp bản tin thứ 2 vào ngày hôm sau.

Vì vậy, báo chí trong trường hợp này chạy theo mạng xã hội là đúng, bởi đã lấy tính công bằng, đa nguồn, thông tin đã được xác minh… làm tiêu chí. Trong khi các tổ chức khác và các kênh thông tin trên mạng xã hội không thể bằng được báo chí chính thống.

Còn nếu so sánh về tốc độ thì rõ ràng báo chí không thể cạnh tranh được với mạng xã hội. Nhưng chúng ta không cần lấy sở trường của họ để so sánh với sở đoản của mình, bởi nhiều yếu tố khác họ không thể cạnh tranh được với chúng ta.

Do vậy, báo chí không cần chạy theo mạng xã hội. Sứ mệnh của báo chí khác hẳn với mạng xã hội. Trong công cuộc chuyển đổi số, báo chí truyền thông đóng vai trò quan trọng, với sứ mệnh tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội. Báo chí cần tuyên truyền có hệ thống, phản biện, đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực có chiều sâu, tìm kiếm sự thật và đưa sự thật đến bạn đọc.

Báo chí không được chạy theo mạng xã hội mà phải vượt lên ở độ chính xác và phải trả lời, giải thích, làm rõ những vấn đề mạng xã hội đưa ra. Trách nhiệm của báo chí là xác lập độ tin cậy của thông tin. Đây là điều mà mạng xã hội không thể làm được.

Điều đó đòi hỏi đội ngũ người làm báo phải chuẩn mực, trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội. Nếu không có sự thay đổi để theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nơi đề cao sự kết nối, báo chí chính thống sẽ ngày càng bị lấn át các làn sóng mới trên môi trường không gian mạng.

Nói như Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền - PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang: “Từ thực tiễn sinh động trên thế giới, cơ quan báo chí, truyền thông nào hiểu đúng bản chất thời cuộc, sớm có những định hướng bài bản và giữ được bản sắc của mình trong quá trình chuyển đổi số thì sẽ có cơ hội đi trước đón đầu, tăng sự phủ sóng trong thị trường và chiếm được lượng công chúng của mình trong tương lai”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm