Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bánh Trung thu không dành cho con trẻ

Thứ bảy, 27/08/2011 - 21:39

Phở bò giá 1 triệu đồng/bát, một hộp bánh Trung thu được tính bằng nửa năm lương của một người có trình độ đại học mới ra trường, những món đồ vàng mã đốt trong ngày lễ Vu lan của một gia đình nếu quy ra tiền có thể xây được một trạm y tế xã vùng cao...

Mua bánh Trung thu dành cho trẻ hay để biếu tặng?

Đó hiển nhiên không phải là câu chuyện dành cho tầng lớp bình dân chiếm số đông trong xã hội. Còn những người "đủ lực” để xài được những món hàng đó, tất nhiên không nhiều. Nhưng rõ ràng theo quy luật của thị trường, có cầu thì ắt có cung. Và góc nhìn này, không hẳn đả phá nhưng cũng không thể cổ suý cho cái cách "đốt tiền” không vì mục đích trong sáng, đúng nghĩa của một bộ phận dân cư trong ngày tết Trung thu – vốn được dành riêng cho trẻ em từ xưa đến nay!

Là người Việt Nam, ai mà chẳng biết tết Trung thu theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hàng năm. Đây là ngày tết của trẻ thơ, còn gọi là "Tết trông trăng”. Trẻ em rất mong đợi đón tết này để được sống những giây phút diệu kỳ với chú Cuội, chị Hằng cùng những trò chơi dân gian như rước đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, múa lân, được nô đùa phá cỗ ngắm trăng và an vui trong tình thương yêu vô bờ của các bậc phụ huynh và những người lớn khác. Mâm cỗ tết Trung thu, thường không thể thiếu được hai loại bánh là bánh nướng và bánh dẻo – vốn là những sản phẩm mang đậm màu sắc văn hoá dân gian, được làm ra từ những chất liệu quen thuộc, gần gũi với đời sống nông nghiệp.

Cần khẳng định rằng: Biếu quà trong các dịp lễ tết nói chung, tết Trung thu nói riêng, là một nét văn hoá có lẽ không của riêng người Việt. Nó không chỉ thể hiện sự quan tâm chăm sóc, sự trân trọng lẫn nhau mà còn là dịp để người ta gửi trao nhau những tình cảm tốt đẹp. Nhưng từ xa xưa, cổ nhân đã có câu "món quà không quý, quý bàn tay trao”. Tiếc rằng, trong xã hội hiện đại ngày nay, một bộ phận người dân đã cố ý lợi dụng nét văn hoá này để phục vụ cho những mưu đồ, những mục đích không minh bạch. Ở phạm vi hẹp của Tết Trung thu này, cũng thẳng thắn nói từ thực tế rằng: Chắc hẳn không chỉ có người tiêu dùng bình dân mà ngay cả người khá giả không phải ai cũng dám mua những hộp bánh Trung thu (vốn được mặc định là quà cho trẻ em) có giá lên tới hàng triệu đồng, thậm chí trên dưới chục triệu đồng.

Quà cho trẻ em có cần đắt đỏ và sang trọng đến mức như vậy không? Trẻ em có nhu cầu ăn những hộp bánh Trung thu bằng tiền cả một con bò mộng và uống rượu Tây không? Chắc chắn là không rồi. Bây giờ bánh Trung thu trở thành món quà dành cho người lớn, người ta dùng hộp bánh Trung thu để trả ơn nhau nhưng núp dưới hình thức quà tặng cho trẻ nhỏ.

Chính những nhà hàng, khách sạn nơi làm ra những chiếc bánh siêu đắt này cũng thú nhận là chúng không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ việc chế biến và nguyên liệu được kiểm soát kỹ, để người ăn không bị "Tào Tháo đuổi” mà thôi. Nhưng mặc dù giá trị sử dụng không nhiều như vậy, những loại bánh siêu đắt tiền vẫn có nhiều người mua. Sự lãng phí và phù phiếm xung quanh chiếc bánh Trung thu dường như mỗi năm lại được đẩy lên một mức mới.

Từ chuyện chiếc bánh Trung thu cho thấy văn hóa tặng quà đã bị biến thái, lệch lạc. Từ cách ứng xử rất văn hóa của người xưa "cho quà không quan trọng bằng cách cho” thì nay đã trở thành "tặng quà như thế nào không quan trọng bằng tặng cái gì”. Giá trị quà tặng ngày một lớn, thậm chí trong đó vẫn có biểu hiện của hành vi đưa và nhận hối lộ. Không cần phải suy nghĩ sâu xa cũng có thể thấy những món quà siêu đắt người ta tặng nhau nhân một dịp nào đó có tỷ lệ rất ít là xuất phát từ tình cảm chân thành từ cả hai phía tặng và nhận.

Và tết Trung thu mấy năm lại đây, không ít trẻ con đã bị người lớn lợi dụng để biếu tặng những hộp bánh Trung thu không dành cho con trẻ.


(ĐĐK)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm