Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài toán… đường

Chủ nhật, 19/05/2013 - 21:10

(Thanh tra) - Tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến hết tháng 4/2013, đã có 10 nhà máy đường dừng sản xuất là: Nước Trong, Long Mỹ Phát, Cà Mau, Bến Tre, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Hòa Bình, Lam Sơn, Kom Tum, Sugar Việt Nam.

Hiện lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 560.320 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 205.270 tấn. Lượng đường bán ra giảm do xuất khẩu gặp khó khăn, dù giá sản phẩm đường năm nay thấp hơn so cùng kỳ.

Tồn kho đường đang tăng phi mã. Đây cũng là báo động, khi mà hiện tượng này đang phát sinh ở toàn bộ hệ thống doanh nghiệp sản xuất đường cả nước.

Đã có những lý giải như: Nhu cầu tiêu thụ đường nội địa được xác định là 1,3 triệu tấn/năm, trong khi đến đầu tháng 5/2013, tổng sản lượng đường sản xuất trong nước đã vượt 1,5 triệu tấn. Các nhà máy đường cũng như ngành chuyên trách, cụ thể là Bộ Công thương, có chung lập luận: Khi sản lượng đường đạt mức cung vượt cầu sẽ được giải quyết bằng cách xuất khẩu. Lập luận này không sai, song tự thân thực tế thị trường lại có câu trả lời ngược lại.

Không riêng gì 2013, cả nhiều năm trước, mặc dù luôn ở trong tình trạng ế thừa, xuất khẩu đường vẫn là bài toán nan giải. Hiện thời, giá thành sản phẩm đường của Việt Nam vào loại cao nhất so với bình quân thế giới, trong khi chất lượng lại ở top sau. Tính cạnh tranh thấp lý giải vì sao đường Việt Nam bị dư thừa, nhưng khó được chấp nhận khi bước vào “sân chơi”  thế giới.

Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng đang diễn ra tình trạng nghịch lý, đường trong nước ứ đọng lớn nhưng đường nhập lậu cứ tràn vào. Phần lớn đường nhập lậu vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan nhưng lại đi qua Campuchia. Đã qua nhiều tầng nấc, nhưng khi đến Việt Nam, đường Thái Lan vẫn rẻ hơn đường Việt Nam!

Chống buôn lậu mặt hàng đường, cũng như hàng hóa nói chung, là cần nhưng không có tác dụng lâu bền vững chắc. Phải dùng hàng hóa để cạnh tranh với hàng hóa, đó là giải pháp căn cơ, không những “triệt” được buôn lậu mà còn tạo ra sự phát triển vững chắc của nền kinh tế nói chung.

 Hiện giá đường trắng loại 1 bán tại kho của các nhà máy dao động từ 13.800 đồng đến 14.600 đồng/kg, Nhưng theo các siêu thị, họ khó lòng liên hệ mua đường trực tiếp từ các nhà máy. Điều này cũng làm cho giá đường nội khó cạnh tranh ngay trên sân nhà. Người tiêu dùng phải chấp nhận mua giá cao so với giá thành. Yếu tố này cũng gián tiếp làm cho đường nhập lậu gia tăng.

Dư luận cho rằng, hơn 40 nhà máy đường đang hoạt động, nhiều năm nay không một nhà máy nào có hệ thống phân phối riêng, mà phải qua nhiều trung gian, nên giá đường nội đội giá quá nhiều vì biên phí quá lớn. Đã có một vài nhà máy đường FDI muốn tổ chức hệ thống phân phối riêng, nhưng sau đó bị “thị trường” cô lập nên cũng chấp nhận buông tay.

Đường hiện cũng là mặt hàng bình ổn giá trong chủ trương an sinh nhưng luôn bất ổn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Vậy là ngân sách cứ bình ổn, còn lợi nhuận kinh doanh đường thì về đâu, chưa ai rõ!

    Bút Chì

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm