Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 30/10/2011 - 07:26
(Thanh tra) - Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong vào năm 1715 để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho xứ Đàng Trong.
Cổng tam quan Văn miếu môn
Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá hủy. Để kỷ niệm 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai, Chính quyền tỉnh Đồng Nai cho khởi công khôi phục lại Văn miếu Trấn Biên, được xây dựng trên vị trí cũ vào năm 1998 và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và quy mô này tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Trước khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào xứ Đồng Nai năm 1698, vùng đất này rất trù phú và phố phường san sát. Cù Lao Phố là thương cảng sấm uất với nhiều cộng đồng dân tộc như: Dân tộc Việt, Hoa, Khmer… sinh sống. Trước bối cảnh cuộc di cư ồ ạc của dân tộc Việt vào miền đất mới, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên vào năm 1715 nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa, giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt. Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trong bối cảnh vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai đã khá ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, có Nông Nại Đại Phố (nơi tập hợp nhiều thương nhân, thợ thủ công của cộng đồng người Việt và người Hoa), có dinh trấn quản lý hành chính. Văn miếu Trấn Biên là sự tiếp nối truyền thống trọng học, trọng trí thức, nhân tài của tổ tiên trải qua nhiều thế kỷ xây dựng quốc gia tộc lập tự chủ. Gắn liền với Văn miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển khá sớm ở Biên Hòa - Đồng Nai lúc bấy giờ. Và trên nền giáo dục ấy cũng đã sản sinh ra những nhân sỹ, trí thức làm rạng danh đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Nguyễn Đình Chiểu…
“Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh.” Theo Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: “Phía Nam trông ra sông Phước Giang, phía Bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt... Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo... Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng (tùng), cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn...”
Giống như Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc Tử Giám là trường giảng dạy học trò. Ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh và khu vực Nam Bộ, đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Ngoài việc thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824.
Theo sử cũ, trước khi thống nhất đất nước, hàng năm, Chúa Nguyễn Phúc Ánh đích thân đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu. Sau khi đăng cơ ở Huế (1802), Vua Gia Long đã giao việc này cho Quan Tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với Trấn quan Biên Hòa và quan Đốc học đến hành lễ...
Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, Chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu, "giữa làm Đại Thành điện và Đại Thành môn, phía Đông làm Thần miếu, phía Tây làm Dục Thánh từ. Trước xây tường ngang, phía tả có cửa Kim Thanh, phía hữu có cửa Ngọc Chấn, chính giữa sân trước dựng Khuê Văn các treo trống chuông trên đấy, phía tả có Sùng Văn đường, phía hữu có Duy Lễ đường. Chu vi bốn mặt ngoài xây thành vuông, mặt tiền làm cửa Văn miếu, phía tả phía hữu có cửa Nghi môn, rường cột chạm trổ, quy chế tinh xảo, đồ thờ có những thần bái, khám vàng, ve chén và đồ phủ quỹ biên đậu đều chỉnh nhã tinh khiết" (theo Trịnh Hoài Đức - Gia Định thành thông chí).
Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852). Sau khi hoàn thành văn miếu có qui mô lớn hơn trước: "Văn miếu chính đường và tiền đường đều 5 gian, lại dựng thêm 2 dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian, đền Khải Thánh, chính đường và tiền đường đều 3 gian, một tòa cửa giữa 3 gian, một tòa cửa trước 1 gian, một tòa kho đồ thờ 3 gian, một tòa Khuê Văn các 2 tầng, ba gian hai chái; phía trước, biển "Đại Thành điện" đổi làm "Văn miếu điện" và "Khải Thánh điện" đổi làm "Khải Thánh từ"
Năm 1861, quân Pháp tiến đánh Biên Hòa, sau 2 ngày giao chiến với quân Pháp, Khâm sai Nguyễn Bá Nghi rút quân về vùng rừng núi Phước Tuy, rồi ra Bình Thuận. Sau đó, Tuần vũ Nguyễn Ðức Duy và Án sát Lê Khắc Cần cố cầm cự với quân Pháp, sau cũng rút quân theo. Ngày 17 tháng 12 năm 1861, quân Pháp chiếm được thành và đã cho phá hủy gần như hoàn toàn Văn miếu Trấn Biên. Và Văn miếu đầu tiên của xứ Đàng Trong đã chấm dứt sự tồn tại sau 146 năm.
Ngày 09 tháng 12 năm 1998, một công trình mới mang tên Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền văn miếu cũ tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cách trung tâm thành phố khoảng 3km, và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long trong phạm vi khoảng 2 ha, với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng. Công trình được khánh thành vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002). Trong dịp kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên (1715 - 2005), tỉnh Đồng Nam đã xây dựng thêm công trình công viên cây xanh, đường xá và các hạng mục khác bên ngoài khu vực Văn miếu Trấn Biên. Công trình Văn miếu được xây dựng theo kiến trúc Văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: Nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ... thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.
Khuôn viên Văn miếu có không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, công trình là những dãy nhà và cổng với những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men). Từ Văn miếu môn là cổng tam quan lớn kiến trúc thời Nguyễn, đến nhà Bia truyền thống Trấn Biên - Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay. Lần lượt đến Khuê Văn Các được xây 2 tầng, hồ Tịnh Quang rộng hơn 1200 m2 bên dưới có đàn cá chép vàng bơi lội, bên hữu hồ là Nhà Đề danh, bên tả là Nhà Truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước… kế tiếp là cổng tam quan – Đại Thành môn, Nhà Bia thứ hai thờ Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính rộng lớn. Ở đây có tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch tàu, trên các cột nhà treo đôi liễn đối, như:
NguyLVị TrỞ gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.
Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn,... bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông...
Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.
Từ khi khánh thành đến nay, Văn miếu Trấn Biên là nơi thường xuyên diễn ra các lễ viếng các bậc tiền nhân, tổ chức tuyên dương, khen thưởng, báo công những thành tích trên các lĩnh vực mà Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đạt được, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục. Ngoài ra, văn miếu cũng là nơi đón nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh cũng như các đoàn khách quốc tế khi đến thăm Đồng Nai.
Thanh Xuân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà