Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghệ nhân múa của buôn làng Chăm

Thanh Hòa

Thứ bảy, 13/11/2021 - 16:16

(Thanh tra)- Sinh ra trong gia đình làm nghệ thuật, nên từ bé chị Ngụy Thị Mỹ Trang đã được làm quen với các điệu múa Chăm. Hiện nay, chị Trang đã 52 tuổi nhưng có hơn 40 năm gắn bó với môn nghệ thuật này. Ngoài đi biểu diễn chị còn truyền dạy múa Chăm cho người dân địa phương nên được mọi người yêu mến gọi là “nghệ nhân của buôn làng Chăm”.

Nghệ nhân Ngụy Thị Mỹ Trang dạy múa cho người dân địa phương. Ảnh: Thanh Hòa

Ninh Thuận được cả nước biết đến là vùng đất của nắng và gió. Ninh Thuận mang trong mình những di sản văn hóa vô cùng có giá trị, đặc biệt là các loại hình di sản văn hóa Chăm.

Khám phá những di sản văn hóa ở miền đất nắng gió Ninh Thuận, chúng ta không chỉ biết thêm một địa chỉ du lịch mà còn hiểu sâu hơn về vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử lâu đời gắn liền với các giá trị văn hóa Chăm độc đáo. Trong đó, các điệu múa Chăm bao đời nay đã tạo một sức cuốn hút kỳ diệu làm say lòng biết bao người khi tới đây và chạm đến tận cùng những rung động cảm xúc mỗi người khi được thưởng những điệu múa Chăm.

Một trong những người đã dành nhiều tình cảm, gắn bó với múa Chăm là chị Ngụy Thị Mỹ Trang, nghệ nhân múa Chăm người dân tộc Chăm tại thôn Mỹ Nghiêp, thị trấn Phước Dân, tỉnh Ninh Thuận.

Ngay từ nhỏ, chị Trang đã có “tôn chỉ” cho riêng mình: “Học múa Chăm không phải để tìm kiếm giải thưởng mà để bảo tồn văn hóa dân tộc và thỏa lòng đam mê".

Nghệ nhân Ngụy Thị Mỹ Trang sinh ra trong một gia đình truyền thống nghệ thuật dân gian, từ ông, bà rồi đến cha, mẹ đều nghiên cứu về nghệ thuật dân gian, đặc biệt là nghệ thuật múa Chăm.

“Ngay từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã được tiếp cận với múa Chăm. Rất nhiều điệu múa Chăm, như: Pi Đèn, Troong Măng, Pa Tra… đã được cha mẹ truyền dạy và thẩm thấu vào tâm hồn tuổi thơ tôi từ lúc nào không biết”, nghệ nhân Ngụy Thị Mỹ Trang cho biết.

Với năng khiếu và niềm đam mê nghệ thuật, nên khi mới 5 tuổi chị Trang đã thuộc nhuần nhuyễn hàng chục điệu múa Chăm. Đôi tay khéo léo, gương mặt ưa nhìn nên chị được mời đi biểu diễn khắp nơi từ thôn xóm, các trường học, nhà văn hóa… Biểu diễn bất cứ nơi đâu chị Trang cũng nhận được những lời ngợi khen và tán thưởng.

Nhận thấy tài năng đó, Đoàn Nghệ thuật Dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận đã “chiêu mộ” chị về đoàn, lúc đó chị mới 6 tuổi. Đây được xem là bước tiến mới đối với chị Trang trên con đường đến với nghệ thuật múa Chăm.

Những điệu múa Chăm làm say lòng người tại Lễ hội Katê, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Thanh Hòa

Trao đổi với chúng tôi, chị Trang chia sẻ: “Lúc đó, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng lại được làm việc ở một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tôi được học hỏi rất nhiều điều về nghệ thuật dân gian nói chung và nghệ thuật múa Chăm nói riêng từ thầy, cô, các nghệ sĩ để hoàn thiện mình. Đây cũng là bước ngoặt để tôi có điều kiện gắn bó và có những đóng góp cho nghệ thuật dân gian tỉnh Ninh Thuận nhiều hơn".

Múa Chăm là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như: Rija Nưgar, Katê, Rija Praung ở mỗi làng hay trên tháp. Đó là những dịp mà người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái các vị vua được thần hóa.

Đi kèm với múa là những nhạc cụ dân tộc truyền thống như: Trống Ginang, trống Baranưng, Ceng (chiêng), kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi...

Phổ biến hơn cả là bộ ba Ginang, Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginang, vì chúng có âm mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội, hơn thế nữa còn phản ánh được tính cách của người Chăm.

Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật múa Chăm, nghệ nhân Ngụy Thị Mỹ Trang đã gặt hái được vô số giải thưởng ở các kỳ thi, hội diễn và để lại nhiều hình ảnh đẹp trong lòng khan giả.

Ngoài đi lưu diễn, đi múa ở các lễ hội thì nghệ nhân Ngụy Thị Mỹ Trang còn truyền dạy múa Chăm cho rất nhiều địa phương, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh. Cho đến nay, chị Trang đã truyền dạy múa Chăm cho hàng nghìn con em đồng bào dân tộc Chăm, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong cộng đồng người Chăm.

Hiện nay, nghệ nhân Ngụy Thị Mỹ Trang đã nghỉ hưu, không còn đi biểu diễn cùng Đoàn Nghệ thuật Dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận như trước. Tuy nhiên với niềm đam mê múa Chăm chị vẫn miệt mài tham gia múa ở các lễ hội trong làng, thôn, xóm các địa phương.

Đi đến đâu chị cũng tìm cách truyền dạy các điệu múa Chăm cho giới trẻ. Chị được mọi người yêu mến gọi với tên thân thương “nghệ nhân múa của buôn làng Chăm”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm