Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/04/2011 - 15:31
Các nhà khoa học rất muốn lưu giữ lại hai ngôi mộ cổ vừa được phát hiện tại khu Ciputra nhưng “số phận” của hai ngôi mộ vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố kinh phí.
Phía trong của ngôi mộ nhỏ
Phương án cuối cùng là phá?
Hiện tại, theo PGS Nguyễn Lân Cường, việc tìm phương án bảo tồn hai ngôi mộ và giếng cổ là rất quan trọng. Hai ngôi mộ mới được phát hiện là hai ngôi mộ rất đặc biệt. Mặc dù cả hai đều xây theo kiểu cuốn vòm với những viên gạch múi bưởi ở trên nhưng điểm khác biệt độc đáo là hàng gạch khóa vòm mộ chạy dọc theo bên ngoài nóc mộ.
Gạch được trang trí hoa văn hầu hết ở mặt trong của vách và trần mộ, mặt ngoài mộ rất hiếm. Mộ lớn chủ yếu là hoa văn “đồng tiền”, hoa văn “trám lồng”, còn mộ nhỏ là hoa văn “xương cá”.
PGS Nguyễn Lân Cường cho biết: “Khi tận mắt nhìn hai ngôi mộ, tất cả mọi người đều nói, đẹp thế này mà phá đi thì rất phí. Bởi phương án cuối cùng là phá đi và giữ lại mấy viên gạch. Nhưng như thế thì rất phí, phí lắm, phá đi thì tiếc lắm”.
Ông cũng cho biết, đã đề xuất UBND TP Hà Nội 3 phương án bảo tồn hai ngôi mộ cổ. Thứ nhất là quây lại thành một khu, làm hệ thống bảo mật, ánh sáng và khung kính để cho người dân đến xem. Như nhiều quốc gia vẫn làm. Đây là phương án đẹp nhất.
Phương án thứ 2 là có thể tiến hành bó khuôn cả 2 ngôi mộ rồi di dời về Bảo tàng Hà Nội để người dân đến thăm quan. Đây cũng là một phương án tốt. Tuy nhiên, vì thành phố vẫn chưa có quyết định chính thức nên chưa có kế hoạch di dời cụ thể.
Phương án thứ 3 là nếu đơn vị thi công dự án của … vẫn tiếp tục làm đường phía trên, thì tôi đề nghị lấp đi, sau này khi có kinh phí hoặc phương án tốt hơn thì lại đào lên. Chứ bây giờ mà phá đi thì tiếc quá.
Tuy nhiên, cho đến nay, TP.Hà Nội vẫn chưa có quyết định chính thức về việc giữ hay bỏ hai ngôi mộ này. Các nhà khoa học đều muốn lưu giữ lại nhưng số phận của hai ngôi mộ như thế nào thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố!
Về lớp gạo, thóc cháy, sở dĩ nó không bị tan đi giống như quan tài hay thi thể người, theo lý giải của PGS Nguyễn Lân Cường là bởi một lớp bùn dày khoảng 30-35cm phủ trên lớp gạch nền. Lớp bùn ấy lại chồng lên cả những hạt thóc nằm trong các bát nên mới giữ cho thóc còn nguyên vẹn như vậy. Còn quan tài nằm phía trên nên khả năng bị tiêu hủy là hoàn toàn dễ hiểu.
Chưa xác định thời gian di dời giếng cổ
Về chiếc giếng cổ, PGS cũng cho biết, phía Bảo tàng Hà Nội đã có công văn xin di dời về trưng bày tại Bảo tàng. Hiện, giấy phép đưa về Bảo tàng có rồi nhưng vẫn chưa rõ thời gian cụ thể tiến hành di dời bởi còn nhiều việc phải làm, đáy của chiếc giếng vẫn đào chưa tới. Bên cạnh đó, kinh phí cho việc di dời cũng là một bài toán đau đầu. Kinh phí lớn, nếu được duyệt thì cũng trong một thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Anh Nguyễn Văn Mạnh (áo kẻ) nghiên cứu viên của Viện khảo cổ,
người phát hiện ra chiếc giếng cổ đang quan sát độ sâu của giếng
Chiều 20.4.2011, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đã làm việc với ông Phạm Hồng Khang, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nam Thăng Long và đề đạt về vấn đề kinh phí. Được biết ông Khang sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để di dời về Bảo tàng Hà Nội, nhưng với điều kiện là phải có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo TP Hà Nội.
Theo PGS Nguyễn Lân Cường, chi phí có thể lên đến vài trăm triệu đồng. Việc đào bới thì không thành vấn đề nhưng còn rất nhiều khâu phải làm. Như thuê xe đến cẩu, trước khi cẩu thì phải gia cố, cắt thành các đoạn vì giếng còn rất sâu, thậm chí, đến bây giờ vẫn còn chưa thấy đáy.
Như chúng tôi đã đưa trong bài trước, phương án di dời giếng cổ cũng đã có. Theo đó, thợ thi công sẽ đào tiếp đất phía ngoài thành giếng để tách riêng lớp gạch ra.
Quá trình này sẽ được nghiên cứu để vừa thi công vừa cố định thành giếng bằng những kèo sắt hình chữ V sao cho không ảnh hưởng tới độ kết dính giữa các viên gạch.
Ngoài ra, khi vận chuyển sang Bảo tàng Hà Nội, một lớp độn dày bằng chất liệu mềm sẽ được nhồi vào trong lòng giếng để giảm lực tác động. Trong trường hợp quá dài, giếng sẽ được cắt đôi, cắt ba rồi ghép lại khi tới bảo tàng.
(LĐO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank