Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bến tắm của Vua Hùng - Đi tìm “sự thật” trong truyền thuyết

Thứ năm, 26/01/2012 - 14:58

(Thanh tra)- Truyền thuyết kể rằng, tại một gốc gạo ven sông Lô thuộc làng Lâu Thượng Cố đô Phong Châu cũ (nay là thôn Lâu Thượng, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), nơi có một bến sông trong lành mát mẻ, cách cung nội của triều đại Hùng Vương không xa, là chốn Hùng Vương thứ 18 thường hay tắm mát. Những dấu tích lịch sử giờ đã mờ theo thời gian, nhưng về đất cổ Lâu Thượng hôm nay, vẫn còn đó những câu chuyện xưa được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tương truyền Bến sông trong lành mát mẻ là chốn Hùng Vương thứ 18 thường hay tắm mát.

Chúng tôi có mặt tại TP Việt Trì vào đúng ngày miền Bắc rét ngọt. Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã Trưng Vương, bà Nguyễn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND xã kể cho nghe câu chuyện truyền miệng, xưa kia Vua Hùng thường hay bách bộ từ cung nội tọa lạc tại làng Lâu Thượng ngày nay ra ven sông Lô, nơi có bãi nổi ở giữa sông khiến dòng Lô Giang có thêm một nhánh phụ. Ở đó nước trong và sạch, nhà Vua hay xuống tắm mát và bơi lội rèn luyện sức khỏe. Khi tắm xong, Vua Hùng thường ngồi nghỉ lại ở một quán nước ven sông ngắm cảnh nước non hùng vĩ. Quán đó gọi là "Quán chín gian" ngày nay dân làng còn nhắc đến nhiều.

Dấu tích của Quán chín gian ngày nay cũng không còn, nhưng người dân Lâu Thượng ai cũng biết Quán chín gian xưa kia nằm ven sông đối diện với cây gạo ở bãi nổi bây giờ. Chính vì vậy mà dân gian có thơ rằng: "Lâu Thượng có Quán chín gian, có sông tắm mát, có quan triều đình".

Theo lời giới thiệu của bà Hà, chúng tôi gặp cụ Lê Doãn Quyết, một cao niên đã ngoài 80 tuổi của làng Lâu Thượng. Trong câu chuyện, chúng tôi được nghe cụ ngâm mấy câu thơ: "Mơ sao một sớm bình minh/ Chín gian quán lại hiện hình trên đê/ Và bia "Hạ Mã" chữ đề/ Lại trang nghiêm đứng bên lề cỏ xanh"… Theo cụ Quyết, mấy câu thơ ấy là mong mỏi dấu tích xưa được trở lại của người dân Lâu Thượng. Cụ Quyết cho rằng, tích truyền miệng bến sông Vua Hùng hay tắm ở Lâu Thượng là có thật, nhưng cũng bị nhân cách hóa. Sử sách không ghi lại việc Vua Hùng hay ra tắm ở ven sông, nhưng khi xâu chuỗi các chứng tích, các sự kiện lịch sử thì việc người dân truyền tụng là rất có lý.

"Quán chín gian", theo Thần tích Lâu Thượng có chép: "Trưng Trắc và Trưng Nhị thuộc dòng dõi thứ 24 chi trưởng nhà Hùng… đã chiêu mộ và tập hợp sáu vạn binh sĩ tại Bãi Dầu (một bãi nổi trên sông Lô thuộc Lâu Thượng) và hai Bà đã đứng ở "Quán chín gian" để điều khiển binh sĩ, sau đó dâng hương tại Miếu Vật, làm lễ tại chùa Bối Linh, khao quân tại bến Vò, rồi thẳng tiến ra sông Hát hội quân trước khi đánh Tô Định". Như vậy, "Quán chín gian" có thể đã có từ khi có chùa Bối Linh. Từ đó, ta có thể đặt ra câu hỏi: Phải chăng gốc gạo ở Bãi Dầu, quán chín gian và chùa Bối Linh có từ thời Hùng Vương?

Hôm nay, đứng tại mảnh đất Bãi Dầu nhìn dòng Lô Giang đang cong mình ôm lấy TP Việt Trì, tạo nên một cánh cung thật đẹp với hai địa danh trấn giữ hai đầu cánh cung là Lâu Thượng và Bến Gót, Bạch Hạc trước khi hòa mình với dòng Thao Giang hùng vĩ, chúng tôi không khỏi xúc động. Những câu chuyện truyền thuyết với những dấu tích còn đó, dù chưa được sử sách ghi chép lại, nhưng đã sống trong tâm hồn người dân Lâu Thượng từ đời này sang đời khác, được người dân nơi đây giữ gìn, lưu truyền với niềm tự hào to lớn.

Hoàng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất