Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những trường hợp nào được táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo?

Thứ năm, 26/05/2022 - 07:00

(Thanh tra) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký quyết định ban hành quy định về hoạt động táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.

Vườn tháp trong tổ đình Thiên Thai, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: https://mytour.vn/

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước có hoạt động liên quan đến hoạt động táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tất cả các hoạt động táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo phải được tuân thủ theo quy định về vệ sinh, môi trường và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp trong quy định này.

Khuyến khích chức sắc, chức việc thuộc các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận khi chết thực hiện việc táng trong khuôn viên các nghĩa trang đã được xây dựng theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã được xây dựng theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

Khuyến khích sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, môi trường và cảnh quan xung quanh.

Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, truyền thống văn hóa của địa phương.

Việc sử dụng đất cho hoạt động táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo phải đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

Quy định đối tượng được táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo

Chức sắc, chức việc là người đứng đầu tổ chức Giáo hội các tôn giáo cấp tỉnh thuộc các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân.

Chức sắc, chức việc là người có công với cách mạng hoặc có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước được cơ quan Nhà nước cấp Trung ương tặng bằng khen hoặc huân, huy chương.

Chức sắc, chức việc là người thành lập, quản lý cơ sở tôn giáo hợp pháp trong địa bàn tỉnh.

Chức sắc, chức việc là người thường trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có quá trình cư trú, hoạt động tôn giáo chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, không vi phạm pháp luật.

Quy định về khoảng cách, vệ sinh khi thực hiện táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo

Nghiêm cấm việc mai táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo tại các đô thị, khu dân cư bằng hình thức chôn cất một lần hoặc bằng hình thức hung táng.

Trường hợp mai táng bằng hình thức chôn cất một lần hoặc bằng hình thức hung táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo nằm ngoài đô thị, khu dân cư thì khoảng cách từ vị trí táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo đến khu đô thị, khu dân cư tối thiểu là 500m, khoảng cách từ vị trí táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo đến các hồ chứa cấp nước cho sinh hoạt tối thiểu là 1.000m, khoảng cách đến sông, hồ (bao gồm sông, hồ không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) tối thiểu là 300m.

Trường hợp cát táng thì khoảng cách từ vị trí táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo đến khu đô thị, khu dân cư tối thiểu là 50m, khoảng cách từ vị trí táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo đến các hồ chứa cấp nước cho sinh hoạt tối thiểu là 200m, khoảng cách đến sông, hồ (bao gồm sông, hồ không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) tối thiểu là 100m.

Trường hợp táng bằng hình thức lưu giữ tro cốt của người chết sau khi hỏa táng trong các hũ, lọ chứa bằng thủy tinh, sành, sứ và các vật chứa khác thì cơ sở tôn giáo đó phải có biện pháp để lưu giữ và tự đảm bảo về vệ sinh, môi trường trong cơ sở của mình.

5. Vệ sinh mai táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

Trình tự thủ tục đề nghị thực hiện táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo

Chức sắc, chức việc là các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 (Quy định đối tượng được táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo) mà có yêu cầu táng trong khuôn viên cơ sở tôn giáo khi chết thì đại diện tổ chức Giáo hội tôn giáo cấp tỉnh có văn bản gửi đến UBND cấp huyện nơi có khuôn viên tôn giáo đề nghị được táng trong các khuôn viên tôn giáo đó; sau khi nhận được văn bản của đại diện tổ chức Giáo hội cấp tỉnh thì UBND cấp huyện phối hợp Ban Tôn giáo tỉnh (Sở Nội vụ) để thống nhất và có văn bản đồng ý mới được thực hiện.

Trường hợp chức sắc, chức việc thuộc các tổ chức tôn giáo hợp pháp chết có yêu cầu táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo, mà tổ chức Giáo hội cấp tỉnh có văn bản gửi đến UBND cấp huyện nơi có khuôn viên tôn giáo ngoài giờ hành chính (kể cả ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật) thì đồng thời gọi điện thoại đến đường dây nóng hoặc điện thoại của lãnh đạo của UBND cấp huyện để thông báo việc gửi văn bản và phải được UBND cấp huyện đồng ý bằng văn bản mới được thực hiện.

Ban Tôn giáo tỉnh khi nhận được văn bản của UBND cấp huyện phải có văn bản trả lời trong thời gian không quá 06 giờ trong thời gian làm việc hành chính và không quá 10 giờ đối với thời gian ngoài giờ hành chính (kể cả ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật).

Trong thời gian không quá 08 giờ trong thời gian làm việc hành chính và không quá 12 giờ đối với thời gian ngoài giờ hành chính (kể cả ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật) khi nhận được văn bản đề nghị được táng trong các khuôn viên các cơ sở tôn giáo của tổ chức Giáo hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện phải có văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức Giáo hội cấp tỉnh. Trường hợp không chấp thuận thì phải nêu lý do tại sao không chấp thuận.

Trường hợp táng bằng hình thức lưu giữ tro cốt của người chết sau khi hỏa táng trong các hủ, lọ chứa bằng thủy tinh, sành, sứ và các vật chứa khác trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo thì đại diện tổ chức tôn giáo, kể cả người dân muốn gửi lưu giữ tro cốt người chết trong các cơ sở tôn giáo có văn bản gửi đến UBND cấp xã đề nghị được táng trong khuôn viên cơ sở tôn giáo đó và phải được UBND cấp xã đồng ý bằng văn bản mới được thực hiện.

Trong thời gian không quá 08 giờ trong thời gian làm việc hành chính và không quá 12 giờ đối với thời gian ngoài giờ hành chính (kể cả ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật), khi nhận được văn bản đề nghị được táng (bằng hình thức lưu giữ tro cốt) trong các khuôn viên các cơ sở tôn giáo, UBND cấp xã phải có văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức tôn giáo và người dân có yêu cầu. Trường hợp không chấp thuận thì phải nêu lý do tại sao không chấp thuận.

Đối với quy định tại khoản 1 điều này, trường hợp Ban Tôn giáo tỉnh (Sở Nội vụ) và UBND cấp huyện chưa có sự thống nhất, thì UBND cấp huyện có văn bản báo cáo ngay với UBND tỉnh để giải quyết.

Thời gian giải quyết của UBND tỉnh ngoài quy định tại khoản 4 điều này cộng thêm không quá 08 giờ trong thời gian làm việc hành chính và không quá 12 giờ đối với thời gian ngoài giờ hành chính (kể cả ngày lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật), sau khi nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh phải có văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận cho UBND cấp huyện, Ban Tôn giáo tỉnh (Sở Nội vụ) và tổ chức tôn giáo có văn bản đề nghị. Trường hợp không chấp thuận thì phải nêu lý do tại sao không chấp thuận

Thực hiện được táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo gồm: Văn bản đề nghị được táng trong các khuôn viên các cơ sở tôn giáo của tổ chức Giáo hội cấp tỉnh. Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo. Các giấy tờ có liên quan đến đối tượng được phép chôn trong các cơ sở tôn giáo được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 (Quy định đối tượng được táng trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo) trong quy định này (đối với trường hợp mai táng).

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức đoàn người uy tín tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế- xã hội

Tổ chức đoàn người uy tín tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế- xã hội

(Thanh tra) - Trong các ngày từ 28/10 đến 3/11/2024, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tổ chức Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh gồm 63 người, do đồng chí Vy Mỹ Sơn, Phó Trưởng ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập mô hình phát triển - kinh tế xã hội tại các tỉnh: Hoà Bình, Ninh Bình và TP Hà Nội...

Châu Yên

16:21 04/11/2024
Chuẩn bị tốt nhất cho Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ở 2 cấp huyện, tỉnh

Chuẩn bị tốt nhất cho Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ở 2 cấp huyện, tỉnh

(Thanh tra) - Theo Kế hoạch 818/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh năm 2024 - 2025 vừa được ban hành, hội thi sẽ được diễn ra ở 2 cấp huyện và tỉnh, thời gian tổ chức từ tháng 9 đến tháng 12/2024, hoàn thành trước 31/12/2024, cấp tỉnh dự kiến từ tháng 1 đến tháng 4/2025.

Thông Sắc

16:02 28/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm