Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Thái Hải

Thứ sáu, 21/06/2024 - 21:37

(Thanh tra) - Đó là mục đích nghiên cứu được đề cập đến trong đề tài khoa học cấp bộ “Xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, do TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) làm chủ nhiệm, tại hội thảo hoàn thiện đề cương nghiên cứu vào chiều 21/6.

TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra trình bày đề cương chi tiết đề tài. Ảnh: TH

Theo TS Nguyễn Quốc Văn, các quy định của pháp luật hiện hành về kê khai, xác minh tài sản, thu nhập (TSTN) của người giữ chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức công vụ trong kê khai, công khai và giải trình nguồn gốc TSTN, góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý người và xử lý tài sản có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực.

Tuy nhiên, vấn đề xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn hiện đang là khâu rất yếu, với việc tồn tại đồng thời nhiều hạn chế, bất cập quan trọng trên các phương diện pháp lý và thực tiễn, đó là: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiện mới quy định ở mức độ chung, sơ khai nhất về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn; chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể về mục đích của việc xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn; thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn; Việc áp dụng chế tài (kỷ luật Đảng, hành chính, hình sự…) trong xử lý người kê khai TSTN không trung thực, không giải trình hợp lý nguồn gốc tài sản; xử lý tài sản, thu nhập không giải trình, không chứng minh được nguồn gốc….

Thực tiễn xác minh TSTN gặp nhiều rào cản chính trị - pháp lý; việc thực hành xác minh tài sản gặp nhiều tình huống thực tiễn phức tạp, chưa có quy định và điều kiện để thực hiện, chẳng hạn như: Mẫu bản kê khai TSTN của người có chức vụ, quyền hạn với nhiều tiêu chí chưa cụ thể, có sự chồng chéo, mơ hồ, chưa tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và thực hành kê khai, giải trình nguồn gốc và biến động TSTN...  Trường hợp một người hoặc người thân thích của người đó mở nhiều tài khoản, sở hữu nhiều tài sản ở nhiều nơi trong và ngoài nước; trường hợp vợ, chồng, con (chưa thành niên) không biết/không kê khai thông tin về tình trạng tài sản của nhau do ngay tình hoặc cố ý.

Mặt khác, cơ quan kiểm soát TSTN gặp lúng túng trong việc lựa chọn phiên bản kê khai TSTN nào của người thuộc đối tượng xác minh làm cơ sở để xác minh, ví dụ bản kê khai thường niên của người có nghĩa vụ kê khai TSTN được nộp cho cơ quan quản lý trước 31/12 hằng năm hay bản kê khai TSTN phục vụ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bầu cử được nộp cho cơ quan có thẩm quyền bất kỳ thời điểm nào trong năm? bản kê khai (mới) của người thuộc đối tượng xác minh TSTN tại thời điểm sau khi có quyết định xác minh của cơ quan kiểm soát TSTN…

Cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước… không có đủ thông tin, không buộc phải thực hiện, không có trách nhiệm hoặc né tránh trách nhiệm cung cấp, chia sẻ thông tin về tình trạng TSTN của khách hàng hàng, đối tác; việc thực hiện xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn theo tố cáo, phản ánh, kiến nghị của báo chí, người dân, doanh nghiệp hiện chưa có cơ sở, thẩm quyền, thủ tục thực hiện.

Việc tổ chức xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gặp nhiều khó khăn về nhân lực, điều kiện tài chính - kỹ thuật; thiếu các bảo đảm về bộ máy - tổ chức - nhân sự ; tài chính, kỹ thuật; kỹ năng - nghiệp vụ cho việc tổ chức xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn nói chung…

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Ngoài ra, việc tổ chức xác minh, kết luận về TSTN của các đối tượng thuộc quyền quản lý của các cấp ủy Đảng ở Trung ương và địa phương, của các đối tượng là chủ sở hữu hoặc lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp lớn chưa được quy định rõ nhằm bảo đảm tính thực tế, khả thi, khách quan, minh bạch, trách nhiệm giải trình, phòng, chống xung đột lợi ích và phục vụ được đồng thời sự giám sát, kiểm soát của Nhà nước và Nhân dân đối với việc thực hiện các quyền về tài sản của nhóm đối tượng hết sức quan trọng này.

Theo Báo cáo tổng kết 10 năm việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản thì việc thực hành xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn hiện hết sức sức lúng túng về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành.

"Hầu hết mới dừng lại ở khâu đối chiếu bản khai với hồ sơ, giấy tờ; chưa xác minh được thực tế nguồn gốc, chưa kết nối được với các cơ quan quản lý đất đai, tài sản, ngân hàng, chứng khoán… thiếu thống nhất trên phạm vi cả nước; nhiều nơi đến nay vẫn chưa tiến hành xác minh được trường hợp nào; hoạt động xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn chưa đạt kết quả thực chất, còn mang tính hình thức", chủ nhiệm đề tài cho hay.

Với các lý do cơ bản trên, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thi hành Hiến pháp năm 2013 và các chỉ đạo của Đảng về kiểm soát quyền lực; thiết thực xây dựng luận cứ cho việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ Nhân dân, việc nghiên cứu đề tài “Xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam” là cần thiết và mang tính thời sự.

TS Nguyễn Quốc Văn cho biết, đề tài nghiên cứu 3 nội dung chính: Nội dung 1: Những vấn đề lý luận về xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn, làm rõ những vấn đề lý luận về xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn.

Nội dung 2: Khung chính sách, pháp luật về xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn; tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng khung chính sách - pháp luật Việt Nam về xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn.

Nội dung 3: Thực trạng hoạt động xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn nhằm tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xác minh TSTN của người có chức vụ, quyền hạn thời gian qua.

Cho ý kiến tại hội thảo, các đại biểu cơ bản đồng ý với nội dung nghiên cứu của đề tài. Các nội dung nghiên cứu cơ bản đáp ứng với mục đích đề tài đặt ra. Đối tượng nghiên cứu phù hợp

Đề tài cần mở rộng phạm vi nghiên cứu, xác định rõ ràng việc kê khai trung thực hay không trung thực; làm rõ thời điểm xác minh, đối tượng phạm vi xác minh TSTN.

Cần phân tích rõ kê khai tài sản và công khai thu nhập. Làm rõ yếu tố ảnh hưởng các yếu tố xác minh kê khai TSTN. Cần xây dựng biểu kê khai để tường minh, rõ ràng hơn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.

Trần Kiên

07:00 23/11/2024
Chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng tại huyện vùng cao Mù Cang Chải

Chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng tại huyện vùng cao Mù Cang Chải

(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.

Bùi Bình

06:00 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm