Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ bảy, 06/01/2024 - 08:00
(Thanh tra)- Năm 2023, tỉnh Hà Nam triển khai công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực đồng bộ, thống nhất, hiệu quả; thực hiện tốt các quy chế phối hợp về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được triển khai thực hiện nghiêm túc.
UBND tỉnh Hà Nam dự hội nghị trực tuyến về công tác kiểm soát tài sản, thu nhập do Thanh tra Chính phủ tổ chức. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Hà Nam
Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, chỉ đạo về PCTN, lãng phí
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam, năm 2023, UBND tỉnh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản, kế hoạch của Tỉnh uỷ Hà Nam về PCTN, lãng phí, tiêu cực; đồng thời ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo triển khai thực hiện công tác này thống nhất, hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng, ngừa tham nhũng trên các lĩnh vực.
UBND tỉnh tiến hành tổ chức thực hiện việc kê khai, kiểm soát tài sản thu nhập theo quy định, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân bằng các hình thức thích hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Báo Hà Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh có nhiều tin, bài tuyên truyền, phản ánh về công tác PCTN. Năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức 21 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, lãng phí, tiêu cực cho 2.945 lượt người. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác đấu tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực.
Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa
Cùng với đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền, chỉ đạo về PCTN, lãng phí, UBND tỉnh Hà Nam triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị đã tăng cường công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, các chế độ, định mức, tiêu chuẩn... gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; công khai báo cáo tài chính, thảo luận sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế hoạt động…
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tốt việc cập nhật thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; cung cấp thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, của tỉnh về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; rà soát, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động; thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách đảm bảo đúng nội dung, định mức.
Tiếp tục thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động công vụ theo quy định trong các cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh tác phong làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức gắn với công tác thi đua khen thưởng.
Năm 2023, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã rà soát và xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 224 người; việc chuyển đổi vị trí công tác đảm bảo khách quan, đúng đối tượng, phù hợp với chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công tác, góp phần phòng ngừa tham nhũng.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường cải cách hành chính và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý.
Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. 100% các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được niêm yết công khai.
Thường xuyên rà soát, hoàn thiện các quy định, chính sách thu hút đầu tư; đền bù, giải phóng mặt bằng; phát triển du lịch, thương mại; khuyến khích phát triển công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ... Rà soát các thủ tục hành chính đảm bảo cắt giảm tối đa thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 9/8/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết công việc.
Thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện việc trả lương qua tài khoản; số đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đã thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng là 704/715 đơn vị (đạt 98,46%); số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thực hiện chi trả lương qua tài khoản ngân hàng 20.497/20.665 người (đạt 99,18%).
UBND tỉnh đã triển khai thực hiện công tác kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2022; đã kê khai TSTN lần đầu là 70 người; kê khai TSTN hàng năm 2.548 người; kê khai TSTN bổ sung 68 người; kê khai TSTN phục vụ công tác cán bộ 570 người; 2.826 người đã được công khai bản kê khai TSTN; 2.080 người đã công khai bản kê khai TSTN bằng hình thức niêm yết. Đồng thời ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch xác minh TSTN năm 2023 của Thanh tra tỉnh đối với 28 cá nhân.
Xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng
Năm 2023, cơ quan cảnh sát điều tra hai cấp (tỉnh, huyện) đã thụ lý, khởi tố, điều tra 14 vụ án/27 bị can về tội phạm tham nhũng. Đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 6 vụ án/8 bị can; đang điều tra 8 vụ án/19 bị can.
Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phát hiện được là 30.480,6 triệu đồng. Thu hồi bằng biện pháp hành chính 2.405,6 triệu đồng.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Nam, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng năm 2023 có nơi còn chưa thường xuyên, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Năm 2024, tỉnh Hà Nam tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác PCTN, tiêu cực; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác PCTN, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân