Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra trách nhiệm nơi có nhiều đơn thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng

Hải Hà

Thứ ba, 11/01/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Theo kế hoạch thanh tra được UBND TP Hà Nội phê duyệt, năm 2022 Thanh tra TP sẽ tiến hành thanh tra nhiều nội dung được dư luận quan tâm. Trong đó, tập trung thanh tra trách nhiệm giám đốc sở, ngành và chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã có nhiều vụ việc khiếu nại (KN) phức tạp, đơn thư tố cáo (TC) tiêu cực, tham nhũng.

Năm 2022, Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KN, TC và PCTN của giám đốc sở, ngành và chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã. Ảnh minh họa. Nguồn: HNM

Tập trung những lĩnh vực dư luận quan tâm

Theo kế hoạch, TP sẽ tập trung thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ngành. Trong đó, tập trung vào những nội dung quan trọng, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm.

Đáng lưu ý, Thanh tra TP sẽ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KN, TC và phòng, chống tham nhũng (PCTN) của giám đốc sở, ngành và chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc KN phức tạp, đơn thư TC tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kiểm soát tài sản thu nhập.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; thanh tra công tác quản lý và thực hiện các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại đô thị; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác…

Đối với công tác PCTN, Thanh tra TP sẽ tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện pháp luật về PCTN. Trong đó, tập trung vào công tác kê khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực như quy hoạch, sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức...

Qua thanh tra, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.

Ứng dụng CNTT giải quyết đơn thư

Trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết KN, TC, UBND TP yêu cầu, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ hơn 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ hơn 90%.

Để đạt được kết quả giải quyết đơn thư đạt tỷ lệ cao, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc tiếp nhận cũng như giải quyết đơn thư KN, TC.

Đơn cử, tại quận Tây Hồ, trong năm qua, quận đã tiếp nhận tổng số 647 đơn, trong đó có 347 đơn từ các phần mềm thư điện tử (email), gửi qua đường bưu điện và từ các đơn vị, nguồn khác. Sau khi tiếp nhận đơn thư, UBND quận đã giải quyết theo thẩm quyền 341 đơn, 6 đơn còn lại được chuyển tới các đơn vị liên quan; giao các phòng, ban, đơn vị thuộc quận và UBND các phường tham mưu thụ lý giải quyết, trả lời đơn công dân đúng quy định, kịp thời.

Theo Trưởng ban Tiếp công dân quận Tây Hồ Nguyễn Thị Ánh Ngọc, đơn vị đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc định kỳ và các vụ việc gửi tới các phòng, ban, đơn vị thuộc quận và UBND các phường. Những vụ việc kéo dài, gây phức tạp tại địa phương thì đề xuất đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo, tập trung xử lý dứt điểm. UBND quận cũng yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường ứng dụng CNTT tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh đột xuất, kéo dài phức tạp, không đùn đẩy trách nhiệm.

Không chỉ ở các quận trung tâm, tại huyện Hoài Đức, nhiều vụ việc, quy trình giải quyết cũng được thực hiện trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản nên rất nhanh, kịp thời. Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường cho biết, trên cơ sở tiếp nhận phản ánh của công dân, huyện đã giao các cơ quan chức năng xử lý trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản của huyện.

Tính đến cuối năm 2021, thông qua phần mềm xử lý văn bản, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các xã, thị trấn giải quyết xong 7/8 vụ KN, 14/15 vụ TC, 47/60 kiến nghị, đề nghị, phản ánh và tiếp tục chỉ đạo giải quyết các vụ việc còn lại theo quy định.

Theo đánh giá của các địa phương, việc ứng dụng CNTT đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn thư của người dân, không để phát sinh vụ việc mới và hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm