Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chu Tuấn
Thứ bảy, 17/06/2023 - 09:38
(Thanh tra) - Năm 2022, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau đạt 61,6 điểm, xếp thứ 58/63 tỉnh thành (giảm 26 hạng) so với năm 2021... Trong đó, chỉ số thành phần về “chi phí không chính thức” xếp thứ 62/63 tỉnh thành (giảm 31 hạng). Nhằm nâng cao chỉ số “chi phí không chính thức”, Thanh tra tỉnh đã đưa ra một số giải pháp để áp dụng trong thời gian tới.
Thanh tra tỉnh Cà Mau đưa ra một số giải pháp để nâng cao chỉ số "chi phí không chính thức" trong thời gian tới. Ảnh: Chu Tuấn
Chỉ số “chi phí không chính thức” được sử dụng để đo lường các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không liên quan đến sản xuất, đầu tư, tiền phạt và các khoản phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Chỉ số này được các doanh nghiệp đánh giá gắt gao khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư, đánh giá môi trường kinh doanh.
Theo Thanh tra tỉnh Cà Mau, “chi phí không chính thức” là chỉ số nhạy cảm trong chỉ số thành phần cấu thành PCI. Sự hiện hữu của chỉ số này là rào cản lớn trong hoạt động cải cách hành chính, cũng là trở ngại trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, tạo sự mất công bằng trong hoạt động kinh doanh. Chi phí không chính thức được hiểu là khoản chi không có trong quy định của pháp luật, được doanh nghiệp chi ra cho cán bộ, cơ quan Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính nhằm giải quyết công việc được nhanh hơn. Đó như một khoản “bôi trơn” để tránh bị gây phiền hà, sách nhiễu, chậm trễ...
Năm 2022, chỉ số PCI của tỉnh Cà Mau bị tụt hạng so với năm 2021, theo Thanh tra tỉnh Cà Mau, có một số nguyên nhân. Cụ thể: Còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm; thái độ phục vụ nhân dân và doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, có tâm lý cho là của người khác, một số còn phát sinh tiêu cực “chung chi”.
Vai trò của người đứng đầu một số đơn vị và địa phương chưa thật sự quyết tâm trong việc triển khai các giải pháp, phân công, kiểm tra, đôn đốc và mạnh dạn xử lý tiêu cực liên quan đến hoạt động doanh nghiệp; việc theo dõi kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ chưa thật sự có hiệu quả…
Để cải thiện chỉ số “chi phí không chính thức” nói riêng và chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói chung, một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt có tính chất quyết định là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, gắn trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chung sức, đồng lòng nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian tới.
Thanh tra tỉnh Cà Mau đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chỉ số “chi phí không chính thức” trong thời gian tới. Theo đó, thứ nhất là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; giúp doanh nghiệp nắm được các quy định của các văn bản pháp luật, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp để ngoài việc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, doanh nghiệp còn tự bảo vệ mình trước các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Kiên quyết phản đối, tố cáo tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ công chức, cũng như thay đổi tư duy về chi phí “bôi trơn”, nhằm đạt được mục đích.
Hai là, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan Nhà nước.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ở cơ sở, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp; giảm thời gian làm việc trong công tác thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp.
Chánh thanh tra sở, ban, ngành; thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, chủ tịch UBND các huyện, TP Cà Mau tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra cấp dưới trong việc xây dựng thực hiện kế hoạch thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính đội ngũ cán bộ, công chức.
Kịp thời xử lý hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong khi thực hiện nhiệm vụ công vụ. Kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.
Bốn là, tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan, đơn vị để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động.
Năm là, phân công những người có năng lực, trách nhiệm, đạo đức vào vị trí làm việc trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ, công chức Nhà nước với người dân và doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Sáu là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng quy trình xử lý hồ sơ minh bạch, rõ ràng, công khai, để tạo ra hành lang giao tiếp bình đẳng giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đề nghị các doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu các quy định, các văn bản hướng dẫn mới để thống nhất nhận thức, kiên quyết không “lót tay” cho cán bộ, công chức, không chấp nhận chi những khoản chi phí “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, những “ưu tiên” ngoài quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch tại doanh nghiệp trùng lắp, chồng chéo về phạm vi, nội dung, đối tượng thì doanh nghiệp báo cáo, đề nghị cơ quan, đơn vị thực hiện thanh, kiểm tra báo cáo thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền để xử lý chồng chéo theo quy định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương