Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng trả lời chất vấn làm sao “đánh chuột, không vỡ bình” khi chống tham nhũng

Hương Giang

Thứ năm, 08/06/2023 - 11:48

(Thanh tra) - Qua vụ đăng kiểm, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho hay, có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra để “đánh chuột không vỡ bình” khi chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn. Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 8/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện sai phạm

Chiều qua, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh) đề cập đến những sai phạm đăng kiểm.

Theo bà, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải làm sao có cách làm khôn khéo để “đánh chuột không vỡ bình”, tức là phải giữ được sự ổn định trong thực thi công vụ để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp, giữ được hoạt động bình thường.

Bà đề nghị Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết sau vụ đăng kiểm rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực để bảo đảm công tác này thực chất, hiệu quả, thay đổi về chất nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu “đánh chuột không để vỡ bình”.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh)

Trả lời sáng nay, Phó Thủ tướng cho hay, trong tổng kết 10 năm về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã rút ra 8 bài học kinh nghiệm.

Vụ đăng kiểm nằm trong những bài học kinh nghiệm đấy, góp phần làm sâu sắc thêm bài học kinh nghiệm, theo ông Lê Minh Khái.

Ông cho hay, sai phạm trong vụ đăng kiểm diễn ra từ lâu, địa bàn rộng, có khoảng 60 vụ, 639 đối tượng liên quan đến 9 loại tội phạm, diễn ra ở 39 tỉnh thành.

Qua vụ đăng kiểm, theo Phó Thủ tướng, cần rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, đặc biệt là chức năng, quyền hạn, mô hình tổ chức Trung tâm đăng kiểm, tách chức năng quản lý Nhà nước và chức năng thực hiện dịch vụ đăng kiểm. “Việc này phải công khai, minh bạch, rõ ràng”, Phó Thủ tướng nói.

Cạnh đó, phải chú trọng các giải pháp phòng ngừa như công khai minh bạch, chuyển đổi công tác, sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động.

Ông đặc biệt nhấn mạnh bài học kinh nghiệm là phải tăng cường kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý sớm, nghiêm minh, mới đáp ứng yêu cầu “đánh chuột không vỡ bình”.

Nhốt quyền lực trong lồng cơ chế

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Quảng Ninh) cho rằng, muốn chống tham nhũng, tiêu cực phải kiểm soát quyền lực. “Đâu là giải pháp cốt lõi để kiểm soát quyền lực?”, đại biểu chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Quảng Ninh). Ảnh: P.Thắng

Phó Thủ tướng cho hay, một trong những bài học kinh nghiêm tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực là phải kiểm soát quyền lực, bởi quyền lực có xu hướng bị tha hóa nếu không kiểm soát.

“Kiểm soát quyền lực là giải pháp căn cơ trong phòng chống tham nhũng, giúp loại bỏ kịp thời, phát hiện ngăn ngừa xử lý các sai phạm”, Phó Thủ tướng nói.

Ông Khái nhấn mạnh, những năm qua, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng là kiểm soát quyền lực với cơ quan quản lý Nhà nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần yêu cầu phải thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực với người có chức vụ, quyền hạn, “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”.

Nêu giải pháp, theo Phó Thủ tướng, phải hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực Nhà nước; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ mỗi cơ quan trong việc thực hiện quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật liên quan phòng chống tham nhũng (thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử).

Giải pháp nữa là, tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực thi trách nhiệm của người có chức vụ quyền hạn; đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch; phát huy vai trò của nhân dân…

“Có làm được như vậy công tác phòng chống tham nhũng mới tốt hơn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Sớm khởi động dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Trả lời chất vấn của đại biểu về cao tốc Bến Lức - Long Thành, Phó Thủ tướng cho hay, dự án này sử dụng vốn ODA nhưng cơ chế phân bổ vốn chưa được thuận lợi. Dự án dừng từ năm 2019, chủ yếu vướng về nguồn vốn.

Theo ông Khái, muốn triển khai dự án này phải có vốn nhưng ngân sách nhà nước không được bố trí mà phải dùng nguồn vốn hợp pháp khác, trong khi đàm phán ODA đang gặp khó.

Nếu dùng tiền thu phí của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thì có cơ chế riêng, vì tiền thu phí để đáp ứng trả nợ 5 dự án vay vốn của đơn vị này.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: Đ.X

“Tôi nghĩ phải tính toán kỹ cơ chế nguồn vốn, đàm phán với các nhà đầu tư để khởi động lại dự án sớm nhất có thể. Chính phủ sẽ tích cực, nỗ lực để có vốn cho dự án này”, ông Khái nhấn mạnh.

Trước đó, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh nói dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2010, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Bà đề nghị Bộ trưởng thông tin về tiến độ và cam kết thời gian hoàn thành của dự án này.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, nguyên nhân chính của việc chậm trễ đối với dự án này do VEC khó khăn trong nguồn vốn đối ứng. Để tháo gỡ, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp Ủy ban Quản lý vốn và VEC trình Chính phủ, Quốc hội đề xuất phương án tháo gỡ vấn đề tài chính.

Hiện các vướng mắc đã được giải quyết. Vốn JICA đã được Quốc hội giao, vốn đối ứng được Chính phủ cấp, các nhà thầu đã thi công lại. “Ngồn vốn cơ bản được tháo gỡ, các đơn vị đang phối hợp chuẩn bị chương trình thủ tục, điều chỉnh dự án để tiếp tục”, ông Thắng cho hay.

Chống lợi ích nhóm trong khai thác mỏ vật liệu xây dựng

Trả lời về chủ trương lấy cát biển làm vật liệu xây dựng, Phó Thủ tướng cho biết vì triển khai cao tốc nhiều nên nhu cầu sử dụng vật liệu cao, cần cơ chế đặc thù cho việc cấp phép, khai thác cát. 

Các dự án này Chính phủ trong thẩm quyền đã có cơ chế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có cơ chế cho phép khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm quốc gia.

Ông Lê Minh Khái nhấn mạnh, trong thực hiện các cơ chế đặc thù phải bảo vệ môi trường, an toàn trong khai thác, mở rộng mỏ trên tinh thần công tâm, minh bạch vì lợi ích chung, không để xảy ra mua đi bán lại vật liệu xây dựng, các mỏ, chống lợi ích nhóm 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Y tế tỉnh Yên Bái: Xác định rõ mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí

Sở Y tế tỉnh Yên Bái: Xác định rõ mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí

(Thanh tra) - Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), xác định rõ mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Các hoạt động này không chỉ nhằm giữ vững ổn định chính trị, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân và xây dựng hệ thống tổ chức trong sạch, vững mạnh.

Bùi Bình

06:00 24/11/2024
Thạch An, Cao Bằng: Thẳng thắn nhìn nhận để khắc phục các tồn tại, hạn chế

Thạch An, Cao Bằng: Thẳng thắn nhìn nhận để khắc phục các tồn tại, hạn chế

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), công tác phòng ngừa tham nhũng của huyện Thạch An đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên lãnh đạo huyện cũng thẳng thắn thừa nhận còn có một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để việc PCTN, tiêu cực của địa phương ngày một tốt hơn.

Trung Hà

00:08 24/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm