Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 10/05/2023 - 22:08
(Thanh tra)- Bộ Nội vụ vừa ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) năm 2023.
Năm 2023, Bộ Nội vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Ảnh: Phương Anh
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
Để thực hiện tốt công tác PCTN, TC năm 2023, lãnh đạo Bộ Nội vụ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; công chức, viên chức, người lao động hoàn thành tốt 6 nhiệm vụ cụ thể:
Tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, TC, trong đó chủ động tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức quán triệt và triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước và của Bộ Nội vụ về công tác PCTN, TC; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, TC bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả; tổ chức sinh hoạt chuyên đề để quán triệt nội dung các văn bản về PCTN, TC trong sinh hoạt Chi bộ gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC, trọng tâm là: Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, TC; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/06/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 18-KH/BCSĐ ngày 29/12/2021của Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc…
Cũng trong năm 2023, Bộ Nội vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu đơn vị và các tổ chức đoàn thể trong công tác PCTN, TC. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phải gương mẫu, quyết liệt và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC; phòng ngừa, phát hiện và phối hợp xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật liên quan đến tham nhũng (nếu có). Nghiêm túc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội của bộ; cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; công chức, viên chức, người lao động trong công tác đấu tranh PCTN, TC….
Tăng cường quản lý, giám sát công chức, viên chức, người lao động; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức cán bộ. Rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức cán bộ…
Theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCTN,TC, năm 2023, Bộ Nội vụ tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định pháp luật và của Bộ Nội vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng. Đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; thực hiện nghiêm quy định về tặng quà, nhận quà tặng và có chế tài nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Về công tác kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ. Bộ Nội vụ thực hiện nghiêm việc kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập, chế độ báo cáo về kê khai, công khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/1/2014 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đảm bảo công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác PCTN, TC.
Tăng cường thanh tra, giám sát phòng ngừa
Năm 2023, Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Tiếp tục triển khai và thực hiện các chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”; Chỉ thị số 27- CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”.
Đẩy mạnh truyền thông về công tác PCTN, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, các vi phạm và kết quả xử lý vi phạm liên quan đến PCTN, TC. Đồng thời phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ban Nội chính Trung ương, thanh tra các bộ, ngành và các cơ quan liên quan để làm tốt công tác PCTN, TC tại Bộ Nội vụ.
Mục đích của kế hoạch là thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN, TC; Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ về công tác PCTN, TC. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác PCTN, TC; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN, TC theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ PCTN,TC năm 2023 của Bộ Nội vụ cũng nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của từng công chức, viên chức và người lao động trong công tác PCTN, TC; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN, TC gắn với tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về PCTN, TC; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; kịp thời ngăn chặn, xử lý, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện nghiêm các quy định về công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kê khai, kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền