Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mỗi ngày có 11 vụ tham nhũng được báo cáo

Hoài Phương

Thứ sáu, 26/03/2021 - 14:15

(Thanh tra) - Cơ quan Chống tham nhũng (Corruption Watch) đã nhận được 4.780 báo cáo tham nhũng vào năm 2020, trong đó có 418 vụ việc về tham nhũng trong Covid-19.

Ảnh: Corruption Watch

Tng quan

Theo Corruption Watch, tham nhũng đã làm tê liệt khả năng của Nam Phi trong việc kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Các quan chức tham nhũng đã lợi dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, làm giàu bất hợp pháp cho bản thân từ các hợp đồng mua sắm cứu trợ trong đại dịch.

Báo cáo thường niên năm 2020 có tên "Từ Khủng hoảng đến Hành động" của Corruption Watch vừa được công bố cho thấy, bất chấp các điều kiện phong tỏa ngăn cản việc báo cáo trực tiếp tại các văn phòng Corruption Watch, tổ chức này đã ghi nhận số lượng báo cáo tham nhũng cao thứ hai trong 1 năm dương lịch kể từ khi thành lập vào năm 2012.

Trong đó, đặc biệt ghi nhận số lượng báo cáo nhiều nhất liên quan đến lĩnh vực chính sách và chăm sóc sức khỏe.

Với 4.780 báo cáo được gửi đến, trung bình có 11 vụ việc tham những được tố giác mỗi ngày - vào năm 2020. Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã nhận được tổng cộng khoảng 33.000 báo cáo về tham nhũng.

Theo bà Sabeehah Motala, Điều phối viên Dự án tại Corruption Watch, tham nhũng trong khu vực tư nhân chiếm khoảng 30% các báo cáo mà tổ chức này thu thập được.

Đặc biệt, Corruption Watch đã nhận được 418 báo cáo tham nhũng liên quan đến Covid-19 vào năm 2020.

Báo cáo "Từ Khủng hoảng đến Hành động" phản ánh mức độ tham nhũng mà các tổ chức và cá nhân ở Nam Phi đã chứng kiến và trải qua, nhất là trong bối cảnh chịu tác động lớn của đại dịch do virus corona gây ra trên phạm vi toàn cầu.

Theo Corruption Watch, trong thời kỳ này, công chúng ngày càng bị tổn thương bởi nạn tham nhũng tràn lan nổi lên liên quan đến việc mua sắm và phân phối các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, bao gồm cả các gói cứu trợ...

Do đó, Corruption Watch cho rằng: "Không có gì ngạc nhiên khi vào năm 2020, chúng tôi ghi nhận số lượng báo cáo tham nhũng cao thứ hai trong 1 năm dương lịch kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, và quan trọng là số lượng báo cáo cao nhất liên quan đến lĩnh vực chính sách và chăm sóc sức khỏe... Trung bình 11 đơn khiếu nại đã được gửi hàng ngày từ khắp Nam Phi, sử dụng các nền tảng trực tuyến và kỹ thuật số có sẵn để nêu bật các hành vi tham nhũng đang diễn ra ở cả khu vực công và tư. Như những năm trước, phần lớn các báo cáo đến từ Gauteng, tiếp theo là KwaZulu-Natal và Western Cape".

Ông David Lewis, Giám đốc Điều hành của Corrupt Watch, cho rằng: "Mặc dù rất vui khi báo cáo, hầu hết các chiến dịch quan trọng của Corrupt Watch vẫn được tiếp tục trong suốt thời gian phong tỏa và khối lượng báo cáo mà chúng tôi nhận được đã tăng lên, nhưng chúng tôi cũng buồn bã phải báo cáo rằng, kẻ tham nhũng đã lợi dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng để cướp đoạt từ các hoạt động mua sắm cần thiết trong Covid-19 và thậm chí còn ăn cắp từ các chương trình cứu trợ khác nhau”.

Trong khi cả nước đoàn kết để hạn chế sự tàn phá của Covid-19, một số chính trị gia, công chức và doanh nhân lại thọc tay vào hầu bao công quỹ, ông Lewis nói thêm.

Tham nhũng trong cnh sát

Cuộc điều tra kéo dài 3 năm về các cáo buộc tham nhũng tại Sân bay Quốc tế OR Tambo (Nam Phi) đã dẫn đến việc bắt giữ hàng chục sĩ quan cảnh sát với nhiều tội danh từ buôn bán ma túy đến trộm cắp và lừa đảo. Ảnh: AltAfrica

Cũng theo báo cáo của Corruption Watch, các hình thức tham nhũng được tố giác thường xuyên nhất trong năm 2020 là tham nhũng vặt (17%), tham nhũng trong mua sắm (16%) và gian lận (15%). Những hành vi tham nhũng này bao gồm các vấn đề như: Vấn đề tuân thủ; mua sắm bất thường; yêu cầu lại quả; và những hoạt động gian lận trong các tổ chức nhà nước, cơ quan, ban ngành khác nhau, cũng như các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong số các báo cáo này, 11% cáo buộc tham nhũng trong các sở cảnh sát Nam Phi (Saps), trong khi 6% tố cáo tham nhũng trong trường học, 4% tham nhũng trong lĩnh vực y tế và 3% cho rằng có tham nhũng trong việc cấp bằng lái xe.

Trong năm 2020, Corruption Watch đã nhận được gần gấp đôi số lượng báo cáo liên quan đến cảnh sát (hơn 440 báo cáo) so với năm 2019 (khoảng 250 báo cáo).

Tham nhũng trong y tế

Tổ chức đã nhận được nhiều báo cáo liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực y tế trong năm 2020, với 149 trường hợp.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe suy yếu ở Nam Phi đã là nơi sinh sôi của tham nhũng trong nhiều năm. Dưới thời Covid-19, các trường hợp tham nhũng y tế được nêu trong báo cáo tập trung vào tham nhũng mua sắm (21%), tham nhũng việc làm (15%) và gian lận (11%).

Tổng số báo cáo tham nhũng liên quan đến Covid-19 là 418, hầu hết xảy ra trong các lĩnh vực và tổ chức quan trọng. Có thể kể tới như: Gói Cứu trợ Người lao động - Nhân viên thời vụ (TERS) của Bộ Lao động (37%), chương trình phân phối các gói thực phẩm chủ yếu cho các địa phương (20%)... Các loại tham nhũng được phát hiện có liên quan đến hành vi sai trái (34%), biển thủ tài nguyên (22%) và tham nhũng mua sắm (16%).

Ảnh: 123rf.com

“Một sự liên tưởng giữa thời chiến và cuộc chiến chống lại Covid-19 được rút ra. Trong thời chiến, hành vi trộm cắp thiết bị an toàn và thực phẩm của binh lính bị coi là phản quốc và bị trừng phạt tương xứng. Trong cuộc chiến chống lại Covid-19 cũng vậy”, ông Lewis nói.

Tham nhũng trong khai thác m

Nhiều năm qua, Corruption Watch đã theo dõi tham nhũng trong lĩnh vực khai thác mỏ, với sự phối hợp của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác mỏ trên khắp Nam Phi.

Báo cáo cho thấy, phần lớn tình trạng tham nhũng trong khai thác mỏ xảy ra khi bắt đầu quá trình đăng ký khai thác, nơi các cộng đồng bị loại khỏi các cuộc đàm phán và những giao dịch mờ ám được thiết lập thay mặt cho họ mà họ thường không biết. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và sinh kế của những người dân sống gần mỏ, những người cũng bị cướp đi quyền lợi do tham nhũng gây ra.

Tổng cộng có 81 báo cáo về tham nhũng đã được nhận trong lĩnh vực này trong năm 2020, giảm hẳn so với năm trước, do không có các cuộc giao dịch trực tiếp. Tuy nhiên, các báo cáo vẫn tiếp tục làm nổi bật nhiều lỗ hổng trong cả quy trình đăng ký khai thác cũng như quyền khai thác, vốn ảnh hưởng đến một số cộng đồng nghèo nhất Nam Phi.

Bên cạnh việc xác định các lỗ hổng và điểm yếu, nghiên cứu của Corruption Watch cũng đề xuất khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình áp dụng và phân phối quỹ cho cộng đồng.

Theo đui pháp lý

Đây là một phần quan trọng trong công việc của Corruption Watch trong việc bảo đảm các lãnh đạo được giao phó có trách nhiệm giải trình, ngăn chặn việc lạm dụng công quỹ và thiết lập tiền lệ pháp lý quan trọng.

Đáng chú ý, Đạo luật Tài trợ của Đảng Chính trị đã được Tổng thống Nam Phi tuyên bố sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4/2021.

Ngưi thi còi

Một trong những nền tảng của công việc giám sát tham nhũng là dữ liệu nhận được từ các báo cáo tố giác. Các báo cáo này được sử dụng để thực hiện nghiên cứu về các xu hướng và điểm nóng của tham nhũng và mở rộng cơ sở nhận thức cộng đồng, dựa trên kinh nghiệm thực tế của người dân. Điều này cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc cho phép Corruption Watch làm việc với Chính phủ và các bên liên quan khác để loại bỏ những sơ hở và yếu kém trong chính sách, pháp luật, đồng thời giúp giảm thiểu cơ hội tham nhũng.

Công việc này sẽ không thể thực hiện được nếu không có hành động của những người thổi còi kiên cường và bản lĩnh để vạch trần tình trạng tham nhũng tràn lan trong nước. Corruption Watch kêu gọi công chúng tiếp tục báo cáo về những kẻ tham nhũng, hướng tới việc tạo ra một xã hội không khoan nhượng với những hậu quả do hành động của chúng gây ra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm