Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 14/12/2021 - 22:18
(Thanh tra)- Ngày 14/12, Ban Chủ nhiệm Đề tài “Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội làm Chủ nhiệm đã tổ chức hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài.
Toàn cảnh hội thảo hoàn thiện Đề tài khoa học "Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Ảnh: TH
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi mới thành lập đã có tinh thần phòng, chống tham nhũng. Trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập, công cuộc phòng, chống tham nhũng có phần mờ nhạt nhưng đến công cuộc đổi mới và phát triển thì công cuộc này lại nổi lên một cách sôi động.
Tổng kết lại các giai đoạn của cuộc phòng, chống tham nhũng vừa qua mới nhận ra rằng, chúng ta mới bắt đầu tập trung vào các loại tham nhũng lớn mà chưa chú ý đến các loại hình tham nhũng vặt. Chính tham nhũng vặt mới là tham nhũng nguy hiểm cũng như là đặc thù của tham nhũng ở Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý tham nhũng vặt vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó, nguyên nhân trước hết là về mặt nhận thức, tham nhũng vặt được coi là quá nhỏ, không đáng được chú ý, tức là chưa nhận thức được tác hại của tham nhũng vặt. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mới chỉ tập trung vào tham nhũng lớn.
Một số cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, xử lý thiếu khách quan. Một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng.
Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới thể chế kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức; việc thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung và thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tham nhũng vặt trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nói riêng chưa nghiêm; kỷ cương, kỷ luật còn bị buông lỏng.
“Cơ chế kiểm soát quyền lực trong cơ quan Nhà nước, trong vị trí công tác; công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn hiệu quả chưa cao; việc thanh tra, kiểm tra về công tác cán bộ còn hạn chế. Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn và thiếu toàn diện, chưa đáp ứng được yêu cầu lấy kết quả phòng, chống tham nhũng là thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu”, GS.TS Nguyễn Đăng Dung chia sẻ.
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tham nhũng vặt, pháp luật Việt Nam về tham nhũng vặt và việc phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam, đề tài đưa ra quan điểm chính sách và các giải pháp phòng, chống tham nhũng vặt trong thời gian tới.
Góp ý tại hội thảo, ThS. Lê Văn Đức, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, sản phẩm nghiên cứu của đề tài đã giải quyết được nhiều mục tiêu đề ra, nhiều thông tin bổ ích và có tính mới. Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương là phù hợp. Tuy nhiên, dung lượng nội dung trong từng chương lại chưa hợp lý, đặc biệt nội dung thể hiện tại chương I là ít so với quy định và kết cấu chung của đề tài.
Tại Chương I, một số nội dung được thể hiện tản mát ở một số chương sau, nên cần sắp xếp lại cho hợp lý hơn; làm rõ mối quan hệ giữa tham nhũng vặt và tham nhũng lớn; phân tích phương thức thể hiện ra bên ngoài của hành vi tham nhũng vặt.
Đối với Chương II, nhiều thông tin có ý nghĩa, đặc biệt là số liệu về phòng, chống tham nhũng vặt ở một số lĩnh vực quan trọng và địa phương. Tuy nhiên, thông tin tham nhũng vặt ở các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra lại không có nhiều ý nghĩa vì ở đây chủ yếu là những vụ việc lớn và tham nhũng lớn. Ban Chủ nhiệm đề tài nên đưa các vụ việc được phát hiện qua kênh báo chí thì sẽ phù hợp hơn.
Chương III của đề tài nên có các giải pháp, kiến nghị cụ thể về chính sách, pháp luật, đặc biệt là kiến nghị liên quan đến hướng dẫn xử lý các hành vi tham nhũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng mà chưa đến mức xử lý hình sự
TS. Nguyễn Thị Thu Nga, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra góp ý, Chương I cần phân tích thêm biểu hiện của tham nhũng vặt và sự khác biệt với tham nhũng lớn; nội dung chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Ban Chủ nhiệm đề tài mới liệt kê các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng mà chưa có sự phân tích sâu về vấn đề này.
Phần thực trạng phòng, chống tham nhũng vặt cần được trình bày có trọng tâm, các số liệu nên được sử dụng một cách hợp lý hơn với tên đề mục của đề tài.
Kết thúc hội thảo, GS.TS Nguyễn Đăng Dung khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý tham nhũng, tham nhũng vặt vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tham nhũng vặt hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức và người dân về phòng, chống tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tham nhũng vặt chưa được phát huy toàn diện, một số biện pháp hiệu quả thấp.
Từ sự nhận thức về thực trạng trên, Ban Chủ nhiệm đề tài xin tiếp thu góp ý của các đại biểu tham dự để đưa ra các giải pháp, kiến nghị có giá trị thực tiễn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương