Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 20/03/2013 - 09:01
(Thanh tra) - Ngày 19/3, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì hội thảo góp ý định hướng nội dung nghiên cứu đề tài cấp bộ trọng điểm “Thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Nguyên
Tập trung nghiên cứu 5 nội dung lớn
Sau gần 2 năm triển khai Kế hoạch thực hiện UNCAC, Việt Nam đã triển khai các giải pháp về hoàn thiện thể chế, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giám sát; khuyến khích người dân chủ động đề xuất các sáng kiến về phòng, chống tham nhũng… nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước trên các lĩnh vực.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực thi Công ước tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, đặc biệt Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa quy định của Công ước.
Theo Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, để mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác trên toàn thế giời, cần có sự nghiên cứu thấu đáo về các giải pháp thích hợp để chúng ta có thể có đủ điều kiện để tuyên bố không bảo lưu đối với những điều khoản quan trọng của Công ước. “Công ước cũng có một số quy định mới hoặc khác với những quy định của pháp luật nước ta, có thể gây một số khó khăn nhất định khi triển khai thực hiện. Hơn nữa, chúng ta đã triển khai nhiều hoạt động nhưng còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ, yêu cầu đề ra. Kế hoạch thực hiện Công ước cũng còn nhiều tồn tại, bất cấp, đặc biệt là trong việc xác định nội dung, lộ trình thực hiện. Do đó, cấp thiết phải nghiên cứu Đề tài “Thực thi UNCAC tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” tạo cơ sở khoa học để triển khai các biện pháp thực thi hiệu quả Công ước”, Tổng Thanh tra nói.
Đề tài lựa chọn nghiên cứu việc thực thi 5 nội dung lớn gồm: Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; hình sự hóa các hành vi tham nhũng và thực thi pháp luật; thu hồi tài sản bị thất thoại do tham nhũng; cơ chế thi hành Công ước và hợp tác quốc tế về chống tham nhũng. Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi Công ước tại Việt Nam và đề xuất lộ trình thực thi Công ước.
Cần tiếp tục nghiên cứu để hình sự hóa hành vi tham nhũng theo tinh thần Công ước
Tại hội thảo, đồng ý với đề cương nội dung nghiên cứu do Ban Chủ nhiệm đề tài đưa ra, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận đóng đóp ý kiến về thực thực trạng rà soát, nội luật hóa các quy định pháp luật có liên quan đến các nội dung của UNCAC, nhất là giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình sự hóa hành vi tham nhũng.
Ông Trần Văn Dũng, Vụ Pháp luật hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, cho biết, pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định khá đầy đủ các hành vi phạm tội tham nhũng theo tinh thần UNCAC. Tuy nhiên vẫn còn một số hành vi cần tiếp tục nghiên cứu để hình sự hóa đồng thời rà soát lại các quy định hiện hành để bảo đảm đúng tinh thần của Công ước.
Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định giới hạn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người công chức nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự khi họ thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, tại Điều 227 Bộ luật Hình sự lại vô hình chung đã giới hạn phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ chỉ được áp dụng đối với có chức vụ, quyền hạn làm việc trong bộ máy Nhà nước Việt Nam mà không áp dụng đối với công chức làm việc cho nước ngoài, tổ chức nước ngoài, công chức quốc tế công. Hay Bộ luật Hình sự chưa điều chỉnh hành vi đưa, nhận hối lộ và tham ô, tài sản trong lĩnh vực tư vì quan niệm cho rằng lĩnh vực này không thể phát sinh ra quyền lực và chủ thể thực hiện hành vi chiểm đoạt tài sản không phải là người có chức vụ quyền hạn.
“Việc hình sự hóa các hành vi này không nhất thiết phải xây dựng thành các điều luật riêng vì giữa các hành vi này với các hành vi đã được hình sự hóa theo quan điểm truyền thống có nhiều điểm tương đồng (hành vi khách quan, lỗi…) chỉ khác nhau về chủ thể và khách thể. Do đó chỉ cần sửa đổi lại Điều 227 theo hướng không giới hạn người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công là có thể bảo quát hết các hành vi phạm tội trên”, ông Dũng đề xuất.
Các tội môi giới hối hộ; phương tiện phạm tội, mục đích của việc đưa, nhận hối lộ cũng cần được rà soát, bổ sung, loại bỏ để phù hợp với UNCAC. Theo ông Dũng, trong UNCAC không có hành vi môi giới hối lộ cho nên không cần quy định thành một tội riêng mà chỉ cần truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng đồng phạm với hành vi đưa hoặc nhận hối lộ. Hơn nữa, việc xác định mục đích của việc đưa, nhận hối lộ cũng cần được tính đến trong lần sửa đổi Bộ luật Hình sự theo tinh thần của Công ước.
Đồng ý kiến, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục IV, Thanh tra Chính phủ, cho rằng, Đề tài cần đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, trong đó vào những vấn đề đã được nội luật hóa và tiếp tục nội luật hóa những yêu cầu mà Việt Nam chưa đáp ứng được nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi Công ước tại Việt Nam.
Bà Ngọc Hà, Vụ Luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao, đề xuất, ngoài 28 chuyên đề nghiên cứu Chủ nhiệm Đề tài đã đề xuất cần bổ sung thêm chuyên đề về thực trạng thực hiện nguyên tắc có đi có lại.
Theo bà Hà, nguyên tắc có đi có lại được Việt Nam áp dụng nhiều trong hợp tác quốc tế, phổ biến là trong lĩnh vực quan hệ ngoại giao, lãnh sự. Nguyên tắc này cũng được quy định tại Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007. Đối với UNCAC, trong tuyên bố đưa ra ngày 1/12/2009, Việt Nam cũng đã nhấn mạnh đến nguyên tắc có đi có lại. Song hiện nay, Việt Nam chưa có tổng kết về thực tiễn áp dụng, khó khăn, thách thức khi áp dụng nguyên tắc
Sau hội thảo, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện để nội dung nghiên cứu đề tài cấp bộ trọng điểm này.
Hà Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nằm ở vị trí trung tâm, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1 có diện tích hơn 6.000m2 bị bỏ hoang nhiều năm nay. Khu đất này đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi để quản lý.
Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024(Thanh tra) - UBND tỉnh Bạc Liêu vừa có báo cáo đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra trong năm 2024; đồng thời đề ra chương trình, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong năm 2025.
PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Bùi Bình
20:37 11/12/2024Trần Kiên
18:02 11/12/2024Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh