Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 12/09/2023 - 12:59
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, kế hoạch kiểm toán năm 2024 cần hướng vào các vấn đề trọng điểm được Quốc hội nêu tại nghị quyết kỳ họp tháng 6 vừa qua, như đánh giá thị trường bảo hiểm, điện, chứng khoán, bất động sản.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: P.Thắng
Sáng ngày 12/9, tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ cho hay, kế hoạch kiểm toán năm 2024, Kiểm toán Nhà nước ưu tiên kiểm toán kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách bộ, ngành, địa phương.
Kiểm toán Nhà nước cũng dự kiến lựa chọn một số chuyên đề có quy mô lớn, phạm vi rộng để tổ chức kiểm toán nhằm đánh giá toàn diện, xuyên suốt công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, hiệu quả hiệu lực thực thi chính sách.
Bên cạnh kiểm toán chuyên đề, Kiểm toán Nhà nước dự kiến lựa chọn các chủ đề kiểm toán gắn với chức năng quản lý Nhà nước, lĩnh vực chuyên ngành của các bộ, ngành, địa phương như: việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp hoạt động kinh tế đường bộ giai đoạn 2021-2023; công tác quản lý giá điện giai đoạn 2022-2023; quản lý và cho thuê đất công ích giai đoạn 2022-2023.
Các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, như: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; các dự án đầu tư xây dựng các đường vành đai… cũng trong dự kiến kế hoạch kiểm toán năm sau.
“Có hay không bắt tay giữa ngân hàng với bảo hiểm”?
Nêu ý kiến, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu đề nghị kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm; tăng công khai kết quả kiểm toán, khắc phục kiến nghị chung chung, chưa cụ thể.
“Cần bảo đảm kiến nghị của kiểm toán đúng đối tượng, khả thi”, bà Thanh nhấn mạnh.
Với kế hoạch kiểm toán năm 2024, bà Thanh đề nghị cân nhắc tiến hành kiểm toán chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công; những tồn tại ngành điện, năng lượng; tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, kế hoạch kiểm toán cần hướng vào các vấn đề trọng điểm được Quốc hội nêu tại Nghị quyết kỳ họp vào tháng 6, như đánh giá thị trường đất đai, tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản.
Nhắc lại yêu cầu của Quốc hội về thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm, theo ông Vương Đình Huệ, Kiểm toán Nhà nước cần có chuyên đề riêng vấn đề này hoặc thông qua kiểm toán các tổ chức tín dụng, bảo hiểm để trả lời câu hỏi “có hay không bắt tay giữa ngân hàng với bảo hiểm”.
Kiểm toán Nhà nước cũng cần hướng vào các vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm như năng lượng, thiếu điện.
“Thiếu điện như vậy, Kiểm toán Nhà nước phải trả lời về năng lực ngành điện, giá điện thế nào. Kiểm toán riêng hay chung thì đều đều cần đi vào những câu hỏi đang rất thời sự như thế”, ông Huệ nói.
Công khai kết quả kiểm toán để dư luận giám sát
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, hoạt động kiểm toán làm sao để siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách, tiền tệ.
“Mỗi năm công bố kết quả kiểm toán, thanh tra phát hiện nhiều sai phạm thấy các đồng chí làm đến nơi, đến chốn. Mặt thứ 2 lại lo vì các công cụ hoạt động thường xuyên, liên tục như thế, nhưng vi phạm không giảm mà có vẻ lại tăng lên”, ông Huệ nói.
Chủ tịch Quốc hội dẫn lại kết quả, trong 8 tháng đầu năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý hơn 10.000 tỷ đồng.
“Tại sao lại thế? Kiểm toán Nhà nước là bác sĩ của nền kinh tế, ít sai phạm thì càng tốt. Nếu cần thiết phải làm cho rõ, trong hơn 10.000 tỷ đồng, cái gì là sai phạm, cái gì là thất thoát, cái gì là điều chỉnh số liệu thôi, không nghe con số cử tri suy nghĩ”, ông nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh phải công khai kết quả kiểm toán, không chỉ công khai trên cổng thông tin điện tử của Kiểm toán Nhà nước, mà còn phải tổ chức họp báo bằng hình thức phù hợp.
Công khai, một mặt là sức mạnh của kiểm toán, mặt khác là để dư luận giám sát kiểm toán làm có đúng không, đàng hoàng không, theo phân tích của Chủ tịch Quốc hội.
Giải trình sau đó, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ nói cơ quan này tiếp thu, rà soát nội dung đưa vào kế hoạch để có phương án tổ chức kiểm toán tốt nhất.
“Kế hoạch kiểm toán sẽ lồng ghép tối đa các cuộc kiểm toán, tránh tần suất xuất hiện tại các địa phương”, ông Thơ cho hay, Kiểm toán Nhà nước sẽ phối hợp với thanh tra ngành, địa phương để tránh chồng chéo và xác định danh mục các cuộc kiểm toán.
Chia sẻ với những khó khăn của kiểm toán, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ sẽ chỉ đạo cơ quan liên quan tăng phối hợp với kiểm toán để tránh chồng chéo vì “cơ sở cũng than phiền vì tiếp nhiều đoàn”.
“Kiểm toán cũng là ngành nghề rất nhạy cảm nên cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, triển khai kế hoạch phòng chống tham nhũng, tiêu cực thực chất”, Phó Thủ tướng nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân