00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là xu thế không thể đảo ngược

Hoàng Nam

Thứ năm, 27/03/2025 - 16:02

(Thanh tra) - Ngày 27/3/2025, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Học viện Cảnh sát Nhân dân chủ trì, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Học viện An ninh Nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn”, nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, vai trò và ý nghĩa của giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hoàng Nam

Theo PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hội thảo hôm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm khơi dậy nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, gợi mở giải pháp để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục liêm chính, coi đây là giải pháp “phòng ngừa từ gốc” trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - một cuộc đấu tranh không khoan nhượng mà Đảng ta đang quyết liệt triển khai trong thời gian qua.

PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Hoàng Nam

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thiếu tướng, PGS. TS Trịnh Ngọc Quyên - Giám đốc Học viện An ninh Nhân dân cho rằng, cần thẳng thắn nhìn nhận, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực ở nước ta còn diễn biến phức tạp, nổi lên là sác sai phạm trong các lĩnh vực cổ phần hóa, đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm… gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có sự cấu kết của một số cán bộ thoái hóa biến chất với doanh nghiệp để tổ chức trục lợi, gây thất thoát tài sản Nhà nước, hình thành các nhóm lợi ích, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa của tình trạng tham nhũng, tiêu cực xuất phát từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân; không giữ vững được sự liêm chính, chạy theo tham vọng cá nhân, vụ lợi, làm tổn hại đến uy tín của Đảng, của cơ quan và tổ chức.

Thiếu tướng, PGS. TS Trịnh Ngọc Quyên - Giám đốc Học viện An ninh Nhân dân. ẢNh: Hoàng Nam

Các cơ sở đào tạo trong Công an Nhân dân đã sớm xây dựng và đưa các môn học liên quan đến giáo dục liêm chính vào trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các hệ lớp. Tại Học viện An ninh Nhân dân, từ năm 2013 đã tổ chức giảng dạy các môn học liên quan đến giáo dục liêm chính cho trên 300 lớp với khoảng 21 nghìn học viên. Qua đó đã góp phần hình thành nhận thức, ý thức trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong mỗi học viên của học viện – Phó Giám đốc Học viện An ninh Nhân dân chia sẻ.

Theo PGS. TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, liêm chính không tự nhiên có, mà phải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi người. Không chỉ cán bộ, đảng viên mới cần liêm chính, mà bất kỳ ai cũng đều phải xây dựng cho mình đức liêm chính.

Tham nhũng được coi là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, là giặc nội xâm không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà nghiêm trọng hơn, làm suy yếu bộ máy của Đảng, Nhà nước, gây mất lòng tin của quần chúng Nhân dân, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Bởi vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược.

PGS. TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng biên tập Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Ảnh: Hoàng Nam

Năm 2009, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng”. Nhiều cơ quan, đơn vị cũng đã chủ động xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hoá công vụ và tư cách của cán bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giáo dục liêm chính ở nước ta chưa đạt hiệu quả cao như kỳ vọng, chưa hình thành văn hoá liêm chính trong hệ thống chính trị nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về văn hoá liêm chính tuy đã có nhiều nghiên cứu, song vẫn còn có khía cạnh chưa được làm rõ.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, Đại tá TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân, cho rằng liêm chính là phẩm chất cốt lõi trong đạo đức công vụ, đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng Công an Nhân dân – lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chính vì vậy, giáo dục và thực hành liêm chính đóng vai trò rất quan trọng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ điều hành, lãnh đạo, chỉ huy Công an Nhân dân. 

Đại tá TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân. Ảnh: Hoàng Nam

Trong Công an Nhân dân, liêm chính giúp lãnh đạo đưa ra quyết định dựa trên pháp luật và lợi ích chung, tránh lạm quyền, tham nhũng hay thiên vị. Một đội ngũ lãnh đạo liêm chính góp phần xây dựng hình ảnh Công an Nhân dân “vì Nhân dân phục vụ”, tăng cường niềm tin của Nhân dân, giảm thiểu tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác. 

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã triển khai nhiều chính sách, chương trình giáo dục, giám sát nhằm nâng cao liêm chính trong Công an Nhân dân. Nhiều cán bộ lãnh đạo đã thể hiện tinh thần gương mẫu, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của lực lượng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những biểu hiện thiếu liêm chính như tham nhũng, lạm quyền, lợi dụng chức vụ trục lợi.

Nguyên nhân chủ quan từ việc cán bộ thiếu rèn luyện đạo đức, sa vào chủ nghĩa cá nhân; khách quan từ cơ chế giám sát chưa hiệu quả, chế tài xử lý thiếu răn đe, và môi trường xã hội nhiều tiêu cực. Một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của liêm chính, dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và đe dọa sự ổn định của chế độ. 

Để nâng cao liêm chính trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Công an Nhân dân, theo Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân, cần tăng cường giáo dục liêm chính nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và thái độ của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy về liêm chính; hoàn thiện cơ chế giám sát và xử lý các hành vi vi phạm liêm chính; xây dựng văn hóa liêm chính trong lực lượng Công an Nhân dân nhằm tạo môi trường làm việc, khuyến khích và tôn vinh liêm chính trong toàn lực lượng; tăng cường ứng dụng công nghệ trong giám sát liêm chính.

GS, TS. Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Nam

Phát biểu tổng kết hội thảo, GS, TS. Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các nội dung giáo dục liêm chính cần bám sát vào thực tiễn phát triển của đất nước cũng như thực tiễn của từng lĩnh vực, địa bàn. Phương pháp giáo dục cần chuyển đổi từ lối truyền đạt một chiều, nặng về lý thuyết sang lấy người học làm trung tâm, khuyến khích thảo luận, trao đổi, xử lý tình huống thực hành liêm chính, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, bồi dưỡng để giúp các tiết học trở nên sinh động… Tận dụng tốt các ưu thế của mạng xã hội, sáng tạo nội dung đa phương tiện để tuyên truyền sâu rộng về văn hóa liêm chính cho cán bộ, công chức.

Ý kiến của các nhà khoa học và các đại biểu sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với công tác giáo dục liêm chính. Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc và các giải pháp có giá trị cao đưa ra trong hội thảo hôm nay sẽ là cơ sở để các cơ quan phối hợp tổ chức hội thảo xây dựng kiến nghị với Đảng và Nhà nước, các cơ quan cấp trên, các ban, ngành, cơ quan hữu quan, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục liêm chính, góp phần tạo xung lực mới cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian tới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Điều tra những dự án điển hình về thất thoát, lãng phí để răn đe và cảnh tỉnh

Thanh Hóa: Điều tra những dự án điển hình về thất thoát, lãng phí để răn đe và cảnh tỉnh

(Thanh tra) - Chiều 31/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh (gọi tắt Ban Chỉ đạo tỉnh) tổ chức phiên họp thứ 11 để đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh trong quý I/2025; đề ra nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Ông Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì phiên họp.

Văn Thanh

17:55 31/03/2025
Lai Châu: Phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp Nhân dân trong xây dựng, thực thi và giám sát chính sách

Lai Châu: Phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp Nhân dân trong xây dựng, thực thi và giám sát chính sách

(Thanh tra) - UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Kế hoạch số 1331 ngày 31/3/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của địa phương. Đây là một sáng kiến mang tính cách mạng, nhằm tạo điều kiện cho mọi tầng lớp Nhân dân được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính và quản trị Nhà nước.

Bùi Bình

17:45 31/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm