Theo dõi Báo Thanh tra trên
Cảnh Nhật
Thứ bảy, 30/12/2023 - 06:35
(Thanh tra) - Năm 2023, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tiếp tục được cấp ủy, các cấp, ngành, địa phương của tỉnh An Giang quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin đối với Đảng và Nhà nước.
Công tác PCTN trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Ảnh: CN
Thực hiện hơn 500 cuộc tuyên truyền pháp luật PCTN
Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí của UBND tỉnh An Giang cho thấy nhiều kết quả nổi bật.
Năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác PCTN theo chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác PCTN, tiêu cực thời gian tới theo Văn bản số 890/TTg-V.I ngày 3/10/2022.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã ban hành 137 văn bản triển khai tại địa phương về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp PCTN, lãng phí theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá X); Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 (khoá XI); Kết luận số 10-KL/TW; Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 08-KH/TU ngày 4/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Các cấp, ngành của tỉnh đã thực hiện 503 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN với 23.960 lượt người tham dự, trọng tâm là tiếp tục tuyên truyền Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.
Ngoài ra, thực hiện tuyên truyền pháp luật về PCTN trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã, thị trấn và trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị hơn 130 tin, bài viết, câu chuyện về PCTN; cấp phát 2.264 tài liệu tuyên truyền pháp luật về PCTN.
Qua công tác tuyên truyền, tiếp tục nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân, trước hết là của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác PCTN, nhằm góp phần ngăn chặn, phòng ngừa hành vi tham nhũng.
Các cơ quan, đơn vị và địa phương cũng thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung và niêm yết công khai quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định. Trong kỳ, đã thực hiện sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 48 văn bản; ban hành mới 25 văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện 2 cuộc kiểm tra tại Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, chưa phát hiện sai phạm.
Tăng cường thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu
Thực hiện chương trình công tác thanh tra năm 2023 đã được phê duyệt, các cơ quan thanh tra đã tham mưu cho thủ trưởng đơn vị ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý.
Việc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu, nhất là công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.
Trong kỳ, đã thực hiện 23 cuộc thanh tra trách nhiệm về PCTN, một số cuộc kết hợp thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và tài chính - ngân sách gắn với hoạt động hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Qua thanh tra, chưa phát hiện đơn vị sai phạm.
Thanh tra tỉnh An Giang đã phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trong việc thanh tra các gói thầu có liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm tại Ban Dân tộc và việc xác minh tài sản, thu nhập.
Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN tiếp tục được đẩy mạnh. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ, toàn diện và tích cực hơn.
Công tác thanh tra ở lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng được tăng cường. Qua đó, đã góp phần ngăn chặn, từng bước loại bỏ dần các điều kiện, cơ hội phát sinh tham nhũng.
Hoạt động phối hợp trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ hơn. Việc khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng được kịp thời, nghiêm minh, đảm bảo đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Từ đó, góp phần giáo dục, răn đe cán bộ, công chức, viên chức, tạo hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh PCTN…
Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục quán triệt đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, văn bản của Trung ương liên quan đến công tác PCTN, lãng phí. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về PCTN, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, nhằm ngày càng nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nghĩa vụ, trách nhiệm trong đấu tranh PCTN, tiêu cực.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân